Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Kết thúc quý III, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) báo cáo tổng doanh thu hoạt động đạt hơn 1.565 tỷ đồng, tăng 185% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý, mảng kinh doanh mang lại doanh thu cao nhất cho VND là lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 532 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đó là doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán và lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt lần lượt 433 và 313 tỷ đồng, đồng loạt tăng cao gấp khoảng 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả, VND ghi nhận lợi nhuận ròng 549 tỷ đồng, tăng 115% so với cùng kỳ - đây là mức lợi nhuận sau thuế kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu hoạt động của VND đạt trên 3.839 tỷ đồng, tăng trưởng 149% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 1.822 tỷ đồng, gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, doanh nghiệp có kế hoạch chào bán xấp xỉ 435 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ phát hành là 100% với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Sau khi hoàn tất đợt phát hành này, vốn điều lệ của VND sẽ tăng gấp đôi lên gần 9.900 tỷ đồng, cao nhất trong các công ty chứng khoán hiện nay.
Về kế hoạch sử dụng vốn, VND dự kiến sẽ chi khoảng 40% số tiền thu được để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay ký quỹ - margin; 20% cho đầu tư vào các giấy tờ có giá; 20% cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và 20% bổ sung nguồn vốn cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm.
Định giá cổ phiếu, theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), mức stock rating của VND đang ở mức 97 điểm, cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đóng cửa phiên 7/12, đồ thị giá của VND tăng 1,08% và đồ thị giá vẫn giao dịch dưới đường trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên đồ thị giá có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp ở những phiên giao dịch tới.
Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của VND vẫn duy trì ở mức giảm, do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên quan sát.
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, Tổng công ty Cổ phần Phong Phú (HSX: PPH) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may. Các sản phẩm chính của doanh nghiệp là sợi – chỉ khâu, vải, dệt gia dụng và các sản phẩm may mặc.
Sau khi các sản phẩm đã có vị thế vững chắc tại thị trường trong nước, PPH còn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với các thị trường chủ lực là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu.
Cập nhất kết quả kinh doanh, dưới tác động của dịch Covid-19 và biện pháp giãn cách xã hội dài ngày, PPH ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều sụt giảm khá mạnh với 28,6% và 81% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 350 tỷ đồng và 15,4 tỷ đồng.
Điểm sáng đó là biên lợi nhuận gộp của PPH duy trì ở mức cao, đạt 16% do giá sợi tăng cao từ đầu năm 2021.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PPH đạt 1.172 tỷ đồng (giảm 25,3% cùng kỳ) trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 299,3 tỷ đồng (tăng 18,6%). Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 53% kế hoạch doanh thu và cán đích kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Về triển vọng tăng trưởng, KBSV cho biết, PPH sở hữu 35% Công ty TNHH Coats Phong Phú - là doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp sợi tại Việt Nam với quy mô lợi nhuận hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng. Tương ứng, mỗi năm PPH ghi nhận khoảng 300 - 400 tỷ đồng lợi nhuận từ Coats Phong Phú.
KBSV cho rằng hoạt động của PPH và Coats Phong Phú sẽ hồi phục từ quý IV/2021 và tăng trưởng mạnh vào năm 2022 nhờ các yếu tố tích cực từ giá sợi, chính sách thuế và nhu cầu về sản phẩm sợi tăng cao.
Cụ thể, ngành sợi trong nước đang được hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá. Trước đó ngày 13/10/2021, Bộ Công Thương (MOIT) đã ban hành quyết định 2302/QĐ-BCT, áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với Trung Quốc và các nhà sản xuất sợi nước ngoài khác và có hiệu lực ngay lập tức.
Theo quyết định này, hầu hết các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế chống bán phá giá 17,45%. Trong khi các nhà sản xuất sợi của Ấn Độ, Indonesia và Malaysia sẽ lần lượt chịu mức 54,9%, 21,9% và 21,3%.
Bên cạnh đó, tình hình tài chính của PPH cho thấy sự cải thiện rõ rệt, tính đến cuối quý III, hệ số nợ vay/tổng tài sản của PPH ở mức 37%, giảm mạnh so với mức đỉnh 61% tại thời điểm quý II/2018.
Mặt khác, cùng với dòng tiền kinh doanh duy trì ổn định, PPH hàng năm đều trả cổ tức tiền mặt với mức lợi tức khoảng 5%/năm.
Dự phóng về kết quả kinh doanh, năm 2021, KBSV cho rằng PPH sẽ đạt 1.572 tỷ đồng doanh thu và 375 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt giảm 25% và tăng 33% so với năm trước. Sang năm 2022, doanh thu và lợi nhuận ròng dự báo đạt 1.720 tỷ đồng (tăng 9,5%) và 481 tỷ đồng (tăng 28%).
Trên thị trường, cổ phiếu PPH đang được giao dịch ở mức P/E dự phóng 2022 là 5,2 lần, mức rất thấp so với nhóm cổ phiếu cùng ngành như STK (17 lần), MSH (11,9 lần) và TNG (14,4 lần).
KBSV tin rằng với nguồn lợi nhuận duy trì ổn định và tình hình tài chính đã và đang được cải thiện tích cực, PPH nên được giao dịch ở mức P/E là 8 lần. Với EPS năm 2022 của PPH là 6.442 đồng, KBSV đưa ra giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu PPH là 51.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá 53,3% so với giá đóng cửa ngày 7/12. Từ đó, đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PPH.
Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 10 tháng năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 28.215 tỷ đồng và 5.206 tỷ đồng, tăng 19,4% và 19,7% so với cùng kỳ, tương đương 102% và 104% kế hoạch.
Theo đó, biên lợi nhuận trước thuế tăng từ 18,4% lên 18,5%. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 3.482 tỷ đồng và 3.844 đồng, tăng 19% và 18,4%, tương đương 103% kế hoạch.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, doanh thu ký mới mảng công nghệ của FPT đạt 19.462 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. Trong đó doanh thu ký mới của thị trường nước ngoài đạt 14.030 tỷ đồng, tăng trưởng 28%.
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế mảng dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài của FPT cũng lần lượt đạt 11.731 tỷ đồng và 1.977 tỷ đồng, tăng trưởng 20,2% và 22,7%. Trong đó, thị trường Mỹ và APAC tiếp tục dẫn đầu với tăng trưởng doanh thu lần lượt 46% và 32%, nhờ vào các hợp đồng lớn thắng thầu tại các thị trường này.
Doanh thu chuyển đổi số của FPT cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 69% nhờ đà tăng từ các công nghệ AI/phân tích dữ liệu, điện toán đám mây và Low code.
Đặc biệt, theo đại diện FPT, lần đầu tiên sau gần 15 năm mở văn phòng tại Singapore, doanh nghiệp vừa ký hợp đồng có quy mô 40 triệu USD trong 2 năm, tập trung vào các dự án chuyển đổi số khối chính phủ nhằm phát triển mô hình quốc gia số.
Được biết, trong năm 2021, FPT đặt kế hoạch doanh thu 34.720 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 6.210 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,4% và 18% so với thực hiện trong năm 2020.
Hiện VDSC đưa ra mức giá mục tiêu cho FPT là 108.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời 13,3% so với giá đóng cửa phiên 7/12, do đó khuyến nghị tích lũy dành cho cổ phiếu này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.