Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Cổ phần Thế giới số (Digiworld, HoSE: DGW) đã tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu đạt tăng trưởng kép 38,6% trong 2018-2022 để trở thành nhà phân phối ICT (các sản phẩm công nghệ thông tin) hàng đầu Việt Nam, vượt qua FPT Synnex và PET về doanh thu. Hiện tại, DGW là doanh nghiệp phân phối có số lượng POS lớn nhất với 6.000 (PET:1.700; FPT Synnex: 3.800), thống trị thị phần sản phẩm Xiaomi (xấp xỉ 80%) cũng như là một trong những nhà phân phối ủy quyền lớn của Apple tại Việt Nam.
Trong báo cáo phân tích của mình, Công ty chứng khoán VNDirect chỉ ra với dân số hơn 100 triệu người và nhóm nhân khẩu học trẻ với 70% dưới 35 tuổi, trong đó, số đông dân số nắm bắt về xu hướng công nghệ, cũng như sự tăng trưởng của thương mại điện tử và sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, đang kích thích nhu cầu về nhiều loại sản phẩm điện tử tiêu dùng và gia dụng với tốc độ tăng trưởng bền vững từ 6%-10% mỗi năm trong giai đoạn 2023-26, theo Euromonitor. Do vậy, các nhà phân phối như DGW, với khả năng cung cấp chuỗi dịch vụ phân phối toàn diện, từ nghiên cứu thị trường đến dịch vụ hậu mãi, đã được chứng minh bằng việc xây dựng thương hiệu Xiaomi từ con số không đến top 3 trên thị trường điện thoại thông minh VN, sẽ sẵn sàng gặt hái thành công trong thị trường đầy màu mỡ này.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cũng chỉ ra DGW đang đối mặt với một năm đầy thách thức trong năm 2023 khi tiêu dùng người dân suy giảm và sự thắt chặt tài chính tiêu dùng đối với sản phẩm không thiết yếu. Theo đó, đơn vị ước tính doanh thu/lợi nhuận ròng của DGW sẽ giảm 2,8%/28,9% so với cùng kỳ trong năm 2023, trước khi quay trở lại chu kỳ tăng trưởng từ 2024.
Trong 2024-2026, khi nhu cầu ICT phục hồi, đặc biệt là các sản phẩm của Xiaomi và Apple, kết hợp với việc DGW mở rộng sang các mảng kinh doanh khác, như sản phẩm thiết bị gia dụng (Whirlpool, Xiaomi…), hàng tiêu dùng (nước giải khát) và thiết bị công nghiệp thông qua sáp nhập Achison, sẽ giúp tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận ròng của DGW có thể đạt 11,9% /23,3% mỗi năm trong giai đoạn 2024-2026.
VNDirect ước tính lợi nhuận ròng 2023 của DGW sẽ giảm 28,8% so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu dùng yếu nhưng sẽ tăng trưởng trở lại 23,3%/năm trong giai đoạn 2024-2026 đồng thời khuyến nghị khả quan cho mã cổ phiếu này với giá mục tiêu là 44.400 đồng/cổ phiếu.
Tiềm năng tăng giá sẽ bao gồm nhu cầu ICT cao hơn kỳ vọng, đặc biệt là Xiaomi/Apple và mở rộng phân phối các thương hiệu mới tốt hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá khi nhu cầu ICT thấp hơn kỳ vọng; mức độ mở rộng thương hiệu ít hơn kỳ vọng và chấm dứt phân phối nhãn hàng như Xiaomi/Apple.
Trong quý I/2023, doanh thu thuần của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đạt 3.704 tỷ đồng (giảm 2% so với cùng kỳ), và lợi nhuận sau thuế đạt 228 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 28% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch về lợi nhuận cả năm.
Quý này, PVS đã ký hợp đồng với Ørsted về việc chế tạo và cung cấp chân đế cho dự án điện gió ngoài khơi Changhua tại Đài Loan.
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo năm 2023, doanh thu thuần của PVS đạt 21.964 tỷ đồng (tăng 6,1% so với báo cáo gần nhất) và lợi nhuận sau thuế đạt 999 tỷ đồng (tăng 6,1%), EPS FW = 1,402 đồng/cổ phiếu. BSC điều chỉnh nâng dự phóng KQKD năm 2023 của PVS do cập nhật dự án mới được trúng thầu là điện gió Changhua.
Tại PVS, triển vọng việc làm từ mảng M&C được cải thiện kể từ năm 2023, nhờ đóng góp từ các dự án mới như dự án mỏ khí Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2, điện gió Changhua hay Lạc Đà Vàng. Dự án Lô B – Ô Môn được triển khai cũng được đánh giá sẽ đem lại nguồn công việc rất lớn cho PVS trong thời gian tới. Bên cạnh đó, quy hoạch điện VIII mang tới nhiều tiềm năng về mảng M&C của PVS nhờ năng lượng tái tạo và lợi nhuận gộp được đẩy mạnh đầu tư trong dài hạn.
Theo đó, công ty chứng khoán này duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVS và nâng giá mục tiêu lên 38.500 đồng/cổ phiếu (tăng 24% so với giá đóng cửa ngày 07/06/2023 là 31.000 đồng/cổ phiếu) dựa trên phương pháp định giá FCFF. BSC nâng mức định giá của PVS do thêm một số dự án mới như điện gió Changhua và Lô B – Ô Môn vào dự phóng.
Tập đoàn CIENCO4 (UPCoM: C4G) hoạt động nhiều lĩnh vực như xây dựng, bán vật tư, cung cấp dịch vụ (thu phí BOT, cho thuê thiết bị, cho thuê văn phòng & mặt bằng), bất động sản. Trong đó, mảng xây dựng là hoạt động kinh doanh chính thường chiếm hơn 60% doanh thu qua các năm.
Quý I/2023, doanh thu và lợi nhuận thuần của C4G ở mức 460 tỷ và 41 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,7% và 28,8% cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 17,9% lên mức 18,7%; chi phí lãi vay giảm 16% so với cùng kỳ, dừng ở mức 38 tỷ đồng. Quý I vẫn là quý thấp điểm trong năm do vướng ảnh hưởng từ Tết Âm lịch, cũng như nhiều dự án chỉ thực hiện giai đoạn sơ khởi vào đầu năm.
Giá trị các hợp đồng đã ký (backlog) của C4G ước tính vào cuối năm 2022 ở mức trên 4.000 tỷ đồng, hơn gấp đôi doanh thu mảng xây lắp năm 2022. Năm 2022, C4G đã thực hiện 21 dự án cùng một lúc và đã hoàn thành 11/21 dự án.
Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo C4G, khối lượng công việc của công ty đủ hoạt động trong 3 năm. Những hợp đồng ký mới năm 2023 có mức giá tốt hơn. C4G cũng đã thực hiện phát hành thêm tỷ lệ 2:1 để tăng vốn điều lên lên mức 3.371 tỷ đồng nhằm củng cố khả năng tài chính để thực hiện các dự án thời gian tới, trong điều kiện lãi suất vẫn ở mức khá cao.
Năm 2023, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự báo doanh thu thuần và lãi ròng của C4G đạt 3.381 tỷ và 398 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 162%so với cùng kỳ. Trong đó, mảng xây dựng kỳ vọng đạt 2.353 tỷ doanh thu, tăng 30%so với cùng kỳ; mảng bán vật tư đạt 241 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp tăng từ 14,6% lên 19,2% và chi phí tài chính chỉ còn 163 tỷ đồng, giảm 29%so với cùng kỳ, nhờ chi phí lãi vay giảm 26%so với cùng kỳ.
MASCN cũng đưa ra đánh giá tích cực dành cho C4G với kỳ vọng doanh thu mảng xây dựng duy trì tăng trưởng cao trong những năm tới; tình hình tài chính vững mạnh tạo nền tảng để duy trì nhịp tăng trưởng tốt; kinh nghiệm trúng thầu và thi công nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn.
MASVN cũng cho rằng C4G phục hồi liên tục trong giai đoạn gần đây và đang có tín hiệu tích lũy ngắn hạn khi tiếp cận ngưỡng cản 14.000 đồng/cổ phiếu. Nếu vượt qua ngưỡng cản quan trọng này thì khoảng giá trên sẽ rộng và C4G sẽ có nhiều cơ hội bứt phá.
Theo đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị mua đối với mã cổ phiếu C4G, giá mục tiêu (12 tháng) 16.800 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.