'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2023 trái chiều với doanh thu thuần tăng gấp 3 lần cùng kỳ lên 425 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 33% xuống 201 tỷ đồng. Doanh thu tăng chủ yếu nhờ bàn giao khoảng 20 căn biệt thự tại dự án Classia trong khi lợi nhuận giảm chủ yếu do cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận hơn 300 tỷ đồng từ đánh giá lại khoản đầu tư mua lại 60% Công ty Phước Nguyên, qua đó sở hữu dự án Emeria rộng 6,1ha tại TP. Thủ Đức bao gồm 616 căn hộ và 67 biệt thự. Do tình hình thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn nên công ty chỉ bán được khoảng 45 căn tại dự án Classia trong 4 tháng đầu năm 2023, dẫn đến tỷ lệ hấp thụ lũy kế đạt xấp xỉ 85%.
Gần cuối tháng 5/2023, Tập đoàn Keppel đến từ Singapore và Quỹ Keppel Việt Nam công bố thỏa thuận hợp tác với KDH trong hai dự án nhà ở nằm liền kề nhau với tổng giá trị 3.180 tỷ đồng. Trong đó, Keppel sở hữu 49% và KDH sở hữu 51%. Hai đối tác dự kiến sẽ cùng phát triển hơn 200 biệt thự và hơn 600 căn hộ tại hai dự án Emeria (6,1ha) và Clarita (5,8ha) đều tọa lạc tại phường Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức. Keppel ước tính tổng chi phí đầu tư của các dự án này (bao gồm cả tiền đất) vào khoảng 10.200 tỷ đồng. Cả hai dự án đều đã có quyền sử dụng đất và được duyệt quy hoạch.
Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng dòng vốn ngoại đầu tư vào thị trường bất động sản trong thời điểm khó khăn hiện tại là bình thường và có thể dự đoán được nhờ triển vọng ngành trong dài hạn vẫn tích cực. KDH thường hoàn thành dự án trước khi mở bán nên cần vốn trong giai đoạn này để đẩy nhanh tiến độ thi công. Bên cạnh đó, công ty cần ghi nhận doanh thu tài chính từ việc bán cổ phần tại dự án để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2023 do lợi nhuận từ bàn giao các căn biệt thự còn lại tại dự án Classia là không đủ.
Tuy nhiên, ACBS vẫn đánh giá KDH là công ty bất động sản có tiếng trong phân khúc trung và cao cấp với đội ngũ lãnh đạo năng động, pháp lý dự án minh bạch, thiết kế đẹp và bàn giao đúng hạn. Theo đó, đơn vị này lặp lại khuyến nghị mua đối với mã KDH, giá mục tiêu là 34.467 đồng/cổ phiếu với kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ dần hồi phục từ nửa cuối năm 2023.
Trong quý I/2023, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) ghi nhận TOI hợp nhất đạt 4.929 tỷ đồng (tăng 19,2% so với cùng kỳ), trong đó thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần ngoài lãi đạt lần lượt 4.304 tỷ đồng (tăng 22,4% so với cùng kỳ) và 625 tỷ đồng (tăng 0,8%). Thu nhập lãi thuần tăng trưởng so với cùng kỳ chủ yếu nhờ NIM gia tăng (tăng 30bps) đạt 4,7% khi mà tăng trưởng tín dụng âm 1,3% YTD. Mặc dù mảng thu ngoài lãi chính là NFI giảm nhẹ (giảm 4,5% so với cùng kỳ), nhưng hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đã giảm lỗ khiến thu nhập thuần ngoài lãi (NOI) đi ngang.
Trong kỳ, VIB cũng trích lập dự phòng 668 tỷ đồng (tăng 68,2% so với cùng kỳ) do nợ dưới chuẩn có xu hướng gia tăng mạnh so với cùng kỳ và so với cuối năm 2022. Chi phí hoạt động trong quý I/2023 đạt 1.568 tỷ đồng (tăng 7,4% so với cùng kỳ), tương đương với tỷ lệ CIR đạt 31,8%.
Mức CIR này đã giảm 350bps so với cùng kỳ và giảm 250 bps so với cả năm 2022. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong quý đầu năm 2023 đạt 2.693 tỷ đồng (tăng 18,2% so với cùng kỳ), đạt 22% kế hoạch cả năm.
Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS) chỉ ra, chất lượng tài sản tại 31/03/2023 của VIB có sự sụt giảm so với cuối năm 2022 khi NPL tăng mạnh và LLR giảm đi. NPL và nợ nhóm 2 tại cuối quý I/2023 đạt lần lượt 3,64% và 5,43%, tăng đáng kể so với mức 2,45% và 4,38% tại cuối năm 2022 và 2,39% và 3,09% tại cuối quý I/2022. LLR cũng giảm từ mức 53,9% tại 31/12/2023 xuống còn 38% tại 31/03/2023. Điều này cho thấy chất lượng tài sản của VIB đang đi theo xu hướng chung toàn ngành trong bối cảnh thanh khoản khó khăn.
Tổng tài sản của VIB tại 31/03/2023 đạt 357.247 tỷ đồng (tăng 4,2% tính từ đầu năm), chủ yếu do sự gia tăng của tiền gửi tại các TCTD khác (tăng 9,3%) và tiền cho vay các TCTD khác (tăng 40,1%) trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ. Ngoài ra, danh mục chứng khoán cũng có sự gia tăng đáng kể so với cuối năm 2023.
Về mặt huy động, tăng trưởng tiền gửi khách hàng cũng đi ngang so với cuối năm 2022 và nguồn huy động chính vẫn đến từ thị trường liên ngân hàng. Tiền gửi của các TCTD khác tăng 43,6% tính từ đầu năm. Tỷ lệ LDR của VIB, theo tính toán của MBS, tại 31/03/2023 đạt 72,3%, tương đối thấp so với mức trung bình toàn ngành. SMLR cũng đang ở mức theo yêu cầu của NHNN đạt 28%.
MBS đánh giá rằng trong bối cảnh tăng trưởng toàn ngành vẫn đang còn nhiều thách thức thì việc NHNN cấp một hạn mức tín dụng cao sẽ tạo ra một áp lực không nhỏ cho ban lãnh đạo VIB. Ngoài ra, lãi suất huy động giảm trong những tháng đầu của quý II/2023 cũng khiến cho hoạt động huy động sẽ không được như kỳ vọng.
Với tỷ trọng cho vay bán lẻ lớn thì việc nợ xấu gia tăng mạnh trong quý I/2023 là điều có thể hiểu được đối với VIB. Tuy nhiên, quy mô từng hợp đồng cho vay của VIB là tương đối nhỏ (giá trị trung bình mỗi hợp đồng cho vay <1 tỷ đồng) nên việc bung nợ xấu có thể sẽ diễn ra lâu hơn nhưng với cường độ thấp hơn so với các khoản vay khách hàng doanh nghiệp lớn. MBS cho rằng nợ xấu có thể sẽ có xu hướng giảm dần trong phần còn lại của năm 2023.
Dự phóng kết quả kinh doanh năm 2023, MBS cho hay VIB sẽ đạt mức TOI và lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần lượt là 20.617 tỷ đồng (tăng 14,2% so với cùng kỳ) và 11.733 tỷ đồng (tăng 10,9% so với cùng kỳ). Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng được dự báo ở mức lần lượt là 15,2% và 20,9%. NIM cho cả năm 2023 được được dự báo ở mức 4,6%, giảm nhẹ 10bps so với cả năm 2022. NPL và nợ nhóm 2 đạt lần lượt 3% và 5,5%, với tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ đạt 0,9%, cao hơn mức 0,6% của năm 2022. LLR dự báo đạt 51,3%. ROE được dự báo sẽ giảm về mức 26,6%.
Theo đó, MBS duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VIB nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống còn 26.800 đồng/cổ phiếu với việc điều chỉnh giảm mức cho lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 so với báo cáo gần nhất.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HoSE: PET) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ tháng 4/2023 với doanh thu thuần tăng 6,4% so với cùng kỳ lên 1.586 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 25% so với cùng kỳ, đạt 18 tỷ đồng.
Lũy kế, doanh thu thuần 4 tháng đầu năm của PET giảm 7,5% so với cùng kỳ, đạt 5.832 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 48,1% so với cùng kỳ xuống mức 135 tỷ đồng. Với những kết quả trên, PET hoàn thành lần lượt 34,4%/22,8% dự báo tương ứng cho cả năm 2023 của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) .
Doanh thu ngày trong tháng 4/2023 của PET phục hồi 7,7% so với tháng trước lên 1.490 tỷ đồng (tăng 6,4% so với cùng kỳ), chủ yếu nhờ hoạt động vượt trội của mảng phân phối.
Trong đó, doanh thu di động phục hồi đáng khích lệ 45,7% so với tháng trước lên 711 tỷ (giảm nhẹ 4,3% so với cùng kỳ). Đáng chú ý nhất là PET đã có thể đạt mức tăng trưởng doanh thu điện thoại di động lũy kế 4 tháng đầu năm là 11%, lên 2.757 tỷ, vượt trội đối với thị trường chung còn yếu. Kết quả này tương đối phù hợp với dự báo tăng trưởng doanh thu điện thoại di động cả năm 2023 của BVSC là 12,0% so với cùng kỳ.
Công ty chứng khoán này cũng lưu ý rằng doanh thu điện thoại di động di động ổn định của PET được dẫn dắt nhờ Samsung cải thiện vị thế cạnh tranh và hợp đồng phân phối điện thoại Realme vừa được ký kết.
Doanh thu laptop 4 tháng giảm 23,3% so với cùng kỳ, đạt 1.249 tỷ, có vẻ khả quan hơn so với dự báo cả năm 2023 của BVSC là 3.300 tỷ (giảm 33,0% so với cùng kỳ).
Biên lợi nhuận gộp tháng 4/2023 ổn định ở mức 4% trong khi biên lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ lên 1,1% so với 1% trong tháng 3/2023. Biên lợi nhuận trước thuế 4 tháng giảm mạnh xuống 1,2% (nhưng phù hợp với dự báo của BVSC) so với mức 2,1% trong cùng kỳ năm ngoái, do chi phí tài chính tăng cao và chi phí hoạt động tăng trong môi trường bán hàng chậm.
Theo đó, BVSC giữ nguyên dự báo kết quả kinh doanh cho PET với CAGR lợi nhuận ròng giai đoạn 2023-2025 là 22,2%. Với việc giá cổ phiếu tăng mạnh (50,8% kể từ đầu năm), PET đã đạt mức giá mục tiêu của BVSC. Định giá của doanh nghiệp ở mức hợp lý. BVSC duy trì khuyến nghị trung lập cho mã cổ phiếu này với giá mục tiêu 26.200 đồng/cổ phiếu. BVSC cũng khuyến nghị nhà đầu tư xem xét lại PET khi mức định giá hấp dẫn hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.