'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong 6 tháng đầu năm, nhờ thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi cùng với năng lực sản xuất nhà máy đạt 105% công suất, sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ lần lượt của Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (HoSE: BSR) đạt 3,45 và 3,43 triệu tấn, hoàn thành 53% kế hoạch cả năm.
BSR ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức cao nhất kể từ khi chuyển sang công ty cổ phần với doanh thu đạt 48.908 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 69% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 3.598 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 4.252 tỷ đồng cùng kỳ 2020.
Điều này chủ yếu nhờ giá dầu trong kỳ tăng cao, khoảng 45% so với nửa đầu năm 2020 (dầu brent).
Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu thị trường tiêu thụ xăng dầu đang bị ảnh hưởng khi nhiều tỉnh thành tại Việt Nam bị giãn cách, phong tỏa do làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, có những thời điểm trong tháng 8 nhà máy phải hoạt động với 90% công suất.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự báo, quý III, sản lượng của BSR chỉ đạt mức 84 - 86% so với trung bình 6 tháng đầu năm và đạt khoảng 1,46 triệu tấn, sản lượng 6 tháng cuối năm là khoảng 3,11 triệu tấn.
Doanh thu 6 tháng cuối năm dự báo đạt mức 47.710 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.810 tỷ đồng, đưa doanh thu và lợi nhuận trước thuế cả năm lần lượt đạt 96.620 tỷ đồng và 5.410 tỷ đồng, thu nhập mỗi cổ phần đạt 1.640 đồng.
Mặt khác, dự án nâng cấp mở rộng vẫn chưa đạt được những bước tiến khả quan trong vấn đề tìm kiếm nguồn vốn phù hợp cho đầu tư, cùng với với đó là gói thầu EPC đã không đạt được các điều kiện để có thể thực hiện.
Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty khi các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm liên quan đến môi trường, khí thải ngày càng khắt khe.
Trên thị trường, sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh hệ số P/E, P/B, MBS xác định giá trị cổ phiếu BSR ở mức 18.200 đồng/đơn vị, cao hơn 2,8% so với thị giá hiện tại.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 8.100 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 62% kế hoạch cả năm.
Kết quả lạc quan này được thúc đẩy nhờ thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, chi phí dự phòng rủi ro kỷ lục giúp giảm nợ xấu xuống 1,63% và cải thiện hệ số LLC lên 131% vào cuối quý II. Điều này là rất quan trọng, vì rủi ro tín dụng có thể sẽ tăng lên do làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 kéo dài.
Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), bức tranh lợi nhuận của BID 6 tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế tác động xấu tới chất lượng tài sản của BID, khả năng cao phải đẩy mạnh trích lập dự phòng trong nửa cuối năm.
Bên cạnh đó, BID công bố gói vay ưu đãi cho khách hàng ảnh hưởng bởi dịch áp dụng từ 15/7/2021 đến 31/12/2021, dự kiến sẽ khiến thu nhập lãi sẽ giảm khoảng 3.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, với giả định cơ sở dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt trong quý IV cùng với việc BID đã đẩy mạnh trích lập dự phòng trong nửa đầu năm, KBSV vẫn đánh giá cao khả năng BID có thể hoàn thành tương đối kế hoạch kinh doanh 2021.
Cùng với đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng BID sẽ có tăng trưởng khởi sắc trong năm 2022 với nhu cầu tín dụng tăng từ nền kinh tế cũng như lực đẩy từ việc tăng vốn.
Kế hoạch phát hành tăng vốn thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến vẫn sẽ được thực hiện vào nửa sau của năm 2021, hiện tại BID đã gửi trình lên Ngân hàng Nhà nước. Đối với việc phát hành riêng lẻ mới 341 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược, BID đang trong thời gian tìm kiếm đối tác, kỳ vọng có thể hoàn thành trong năm 2022.
Trong trước hợp phát hành thành công, CAR của BID sẽ được cải thiện, đảm bảo cho câu chuyện tăng trưởng tín dụng cho các năm tới.
Sử dụng 2 phương pháp định giá là P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư, KBSV cho rằng giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu BID là 46.400 đồng/đơn vị, tiềm năng tăng trưởng 17% so với giá đóng cửa phiên 8/9.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) ghi nhận doanh thu đạt 1.661 tỷ đồng, tăng trưởng 110% cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 702 tỷ đồng, tăng trưởng 117%.
Tăng trưởng doanh thu chủ yếu được thúc đẩy bởi mảng tự doanh (tăng 82% cùng kỳ), mảng môi giới và cho vay ký quỹ cũng ghi nhận tăng trưởng doanh thu ấn tương, lần lượt đạt 95% cùng kỳ và 58% cùng kỳ.
Năm 2021, VCI đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.050 tỷ đồng (tăng 19%) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.250 tỷ đồng (tăng 31% năm trước). Theo đó, mảng IB dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận đạt hơn 400 tỷ đồng (gấp 4 lần so với cùng kỳ), lợi nhuận mảng tự doanh đạt 500 tỷ đồng (ngang bằng so với năm 2020) và lợi nhuận từ mảng môi giới và cho vay ký quỹ đạt 350 tỷ đồng (tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ).
Nhờ tình hình thị trường chứng khoán diễn ra rất thuận lợi trong 6 tháng đầu năm, ban lãnh đạo của VCI kỳ vọng doanh nghiệp sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra ngay trong quý III. VCI sẽ cùng cố vị trí dẫn đầu của mình trong mảng IB nhờ một loạt các thương vụ lớn sẽ được thực hiện trong năm nay trong các lĩnh vực như cho vay tiêu dùng, hàng tiêu dùng, bất động sản, logistics và nông nghiệp.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) kỳ vọng VCI sẽ vượt mạnh kế hoạch lợi nhuận đã đề ra trong năm 2021 với dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 1.700 tỷ đồng (tăng 76%) nhờ diễn biến thuận lợi của thị trường thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của mảng tự doanh, môi giới và cho vay ký quỹ;
Một loạt các thương vụ IB lớn sẽ được thực hiện trong năm nay với giá trị lên tới hàng trăm triệu USD (trong 6 tháng đầu năm VCI chưa ghi nhận doanh thu từ hoạt động IB) và dự kiến sẽ được ghi nhận trong 6 tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, VCI cũng còn rất nhiều room để gia tăng dư nợ vay margin khi tỷ lệ dư nợ cho vay margin/VCSG của doanh nghiệp hiện đang ở mức 1,1 lần.
Ở mức giá hiện tại, VCI đang được giao dịch ở P/B dự phóng là 2,5 lần. Đồ thị giá của VCI đạt mức cao nhất 52 tuần và đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 ngày với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn của VCI được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.