'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trước làn sóng bùng phát Covid-19 tại Việt Nam trong quý III/2021, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) đã có báo cáo cập nhật điều chỉnh giảm 9% và 10% ước tính lợi nhuận 2021 và 2022 của Tổng công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS).
Theo đó, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) của GAS (công ty mẹ) lần lượt là 74.000 tỷ đồng (tăng 20%) và 8.700 tỷ đồng (tăng 8% cùng kỳ) trong 2021.
Năm 2022, SSI cho rằng tăng trưởng lợi nhuận ròng của GAS sẽ đạt 18% do nguồn khí mới như Sư Tử Trắng - giai đoạn 2 và Đại Nguyệt thúc đẩy tăng trưởng sản lượng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước và phản ánh kỳ vọng của SSI về nhu cầu từ các nhà máy điện khí phục hồi.
Mặc dù điều chỉnh giảm lợi nhuận, nhưng SSI cũng nhận thấy nhu cầu khí khô sẽ hồi phục trong năm tới, do kinh tế phục hồi mạnh và huy động từ điện khí tăng.
Do đó, công ty chứng khoán này tiếp tục khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu GAS, giá mục tiêu 1 năm là 101.500 đồng/cổ phiếu (trước đây là 105.000 đồng/cổ phiếu) dựa trên P/E và EV/EBITDA mục tiêu không đổi là 19 lần và 11 lần, theo ước tính lợi nhuận 2022. Như vậy, mức giá mục tiêu mới cao hơn 14,6% so với thị giá hiện tại của GAS.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) hợp nhất của GAS là 40.300 tỷ đồng (tăng 23,1% cùng kỳ) và 4.300 tỷ đồng (tăng 4,9% cùng kỳ năm 2020).
Trước đó, GAS ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý II, lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xu hướng tăng của giá nguyên liệu (tăng 80% so với quý II/2020) và giá LPG (tăng 72%), qua đó bù đắp phần lớn cho sản lượng khí khô suy giảm (giảm 10,7% cùng kỳ).
Giai đoạn nửa đầu năm 2021, do tiêu thụ điện cả nước ở mức yếu và nguồn cung lớn từ điện mặt trời (tăng 171% cùng kỳ) và thủy điện (tăng 41% cùng kỳ), điện khí trở nên kém cạnh tranh về giá, sản lượng bán cho EVN giảm 18,6% cùng kỳ.
Ngoài ra, hai công ty phân bón là DCM và DPM đều bảo dưỡng trong quý II/2021, dẫn đến giảm 13% sản lượng tiêu thụ khí của GAS. Thế nhưng, nhu cầu từ các khu công nghiệp vẫn tăng 6% cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm, do hoạt động sản xuất mạnh mẽ tại một số khu công nghiệp miền Nam.
Quý II, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 72% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 254%, lần lượt đạt 31.118 tỷ đồng và 9.721 tỷ đồng. Kết quả đầy ấn tượng này được hỗ trợ từ việc giá bán tăng mạnh và doanh thu đến từ những sản phẩm mới như – HRC và tôn mạ.
Các sản phẩm chủ lực trước đây vẫn duy trì được đà tăng trưởng của mình. Sản lượng thép xây dựng tăng trưởng 26% và sản lượng thép ống giảm nhẹ 5%. Sản lượng bán hàng của công ty vào tháng 6 có bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sản lượng thép xây dựng trong tháng 6 giảm 29% so với tháng trước và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 66.295 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 16.700 tỷ đồng, tăng 67% và 232% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Như vậy HPG đã hoàn thành 56% kế hoạch doanh thu và 93% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Đến nay, thị phần thép xây dựng cũa HPG đang lớn nhất cả nước, ước tính chiếm 34,6%.
Về triển vọng thời gian tới, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng, tốc độ đầu tư công có thể được đẩy mạnh trở lại từ cuối năm 2021 sau khi tình hình dịch bệnh giảm bớt.
Theo đó, nhà máy Dung Quất giai đoạn 2 đi vào vận hành từ cuối năm 2021 sẽ là động lực mới cho HPG, nhà máy mới sẽ giúp HPG nắm giữ thị phần số 1 thép HRC khu vực phía Nam và vượt cả công suất Formosa để đứng đầu thị trường Việt Nam.
Gần đây, Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu đối với gang thép và giảm thuế nhập khẩu thép từ 1/8/2021. Điều này khiến nguồn cung trong nước tăng lên khiến giá thép nội địa giảm.
Tuy nhiên, Yuanta cho rằng giá thép thế giới vẫn sẽ neo ở mức cao và khó giảm mạnh do nhu cầu đầu tư công ở các nước khác là rất lớn. Bằng chứng là việc giảm nguồn cung thép từ Trung Quốc vừa qua đã khiến giá thép khu vực Châu Âu và Châu Mỹ vẫn đang tăng vượt đỉnh.
Công ty chứng khoán này tin rằng HPG vẫn còn nhiều hấp dẫn cho trung hạn.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, HPG đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 8,8 lần (tương ứng EPS là 5.613 đồng). Đồ thị giá của HPG tiến sát kháng cự 51.300 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn của HPG cũng được nâng lên mức tăng.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) đạt 1.965 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 404 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
DHG đạt kết quả khả quan trong nửa đầu năm nhờ tập trung bán các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm cần thiết bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch. Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh gây sức ép đến biên lợi nhuận gộp của DHG, khiến tỷ số này giảm từ 50% cùng kỳ năm 2020 xuống còn 46%.
Mặc dù đã kiểm soát tốt chi phí bán hàng, song biên lợi nhuận ròng vẫn ghi nhận giảm nhẹ còn 21% trong giai đoạn này.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), DHG kỳ vọng tăng trưởng dài hạn nhờ hợp tác chiến lược với Taisho Pharmaceuticals.
Cụ thể, trong 5 năm qua, thành tựu lớn nhất là Taisho đã hỗ trợ DHG triển khai thành công 2 dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim với gần 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn Japan-GMP. Hợp tác chiến lược với Taisho làm động lực tăng trưởng doanh thu kênh điều trị và doanh thu xuất khẩu trong tương lai, góp phần mở rộng tăng trưởng dài hạn của DHG.
Bên cạnh đó, dư địa tăng trưởng của ngành Dược còn khá lớn. PHS cho biết, hãng nghiên cứu thị trường BMI dự báo, quy mô toàn ngành dược của Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026 với 11% CAGR trong giai đoạn 2021 - 2026.
Với chiến lược tăng cường đầu tư kênh điều trị, DHG sẽ hưởng lợi tốt hơn từ dư địa tăng trưởng của ngành và xu hướng dài hạn của thuốc kênh ETC nhờ các chính sách của nhà nước bảo vệ thuốc sản xuất trong nước.
Thông tư 15/2019/TT- BYT (quy định lại quy chế đấu thầu) nêu rõ trong nhóm 5 và nhóm 2, các loại thuốc nhập khẩu có thể không được phép chào thầu nếu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng tiêu chuẩn WHO-GMP và EU-GMP tương ứng về cùng một hoạt chất chính (API), và nếu năng lực sản xuất của công ty có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Nâng cao năng lực sản xuất cũng tạo điều kiện cho DHG thâm nhập sau hơn vào kênh ETC. Cùng với đó, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ngày càng gia tăng trong toàn dân, tạo cơ hội cho thuốc đấu thầu kênh ETC tăng trưởng.
Dù vậy, do thực hiện “3 tại chỗ” và nhu cầu tiêu thụ thuốc kênh ETC sụt giảm, PHS điều chỉnh giảm doanh thu năm 2021 của DHG đạt khoảng 3.861 tỷ đồng (tăng 2,8% cùng kỳ), trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 746 tỷ đồng (tăng 1,1%).
Do lãi suất phi rủi ro giảm, PHS hạ WACC từ 9,2% trong báo cáo trước còn 8,7%, bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, PHS nâng mức giá hợp lý cho cổ phiếu DHG lên 105.600 đồng/cổ phiếu (cao hơn 1,9% thị giá hiện tại) và đưa ra khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.