'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo "Đánh giá ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam và các giải pháp phát triển" của Bộ Công Thương cho biết, theo cam kết trong ASEAN, từ năm 2018 Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc (đạt hàm lượng giá trị khu vực từ 40% trở lên) về 0%. Việc này được đánh giá sẽ gây sức ép rất lớn lên thị trường ô tô nội địa.
Ngay ở hiện tại, dù còn hơn nửa năm mới đến ngày "mở cửa" nhưng thị trường ô tô nội địa đã bắt đầu cảm nhận được "hơi nóng" từ AFTA phả vào gáy mình. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tỷ trọng xe nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN (thực chất là từ Thái Lan và Indonesia) có xu hướng tăng dần cả về số lượng và giá trị từ năm 2014 đến nay.
Riêng trong 3 tháng đầu năm 2017, số lượng nhập khẩu ô tô từ ASEAN và Ấn Độ tăng đột biến. Dự báo sau năm 2018, lượng xe con nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa.
Dung lượng thị trường ô tô nội địa vốn đã nhỏ, đến năm 2018, cơ hội cho các sản phẩm sản xuất và lắp ráp trong nước lại càng bị thu hẹp với sự chiếm lĩnh của các sản phẩm CBU (xe nhập khẩu nguyên chiếc) từ ASEAN.
Điều này dẫn đến việc quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong nước bị thu hẹp, không đảm bảo tính hiệu quả. Các nhà sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư có chiều sâu vào mở rộng dây chuyền, công nghệ khi nhu cầu thị trường chưa đủ lớn.
Công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô trong nước vốn đã kém cạnh tranh sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn khi đầu ra bị thu hẹp. Các doanh nghiệp ngoài việc tăng cường nhập khẩu CBU sẽ kéo theo tăng cường nhập khẩu các linh, phụ kiện, phụ tùng với thuế suất 0%. Các nhà cung cấp linh kiện trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và tỷ lệ nội địa hóa 40% theo đó cũng khó mà đạt được.
Theo Bộ Công Thương, với dự báo nhu cầu ô tô của nước ta năm 2025 theo phương án trung bình khoảng 800 - 900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5 - 1,8 triệu xe, nếu không phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước: toàn bộ thị trường xe con là xe nhập khẩu; xe khách và xe tải nhập khẩu 50%, 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hoá 50%, thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 dự kiến khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD.
"Như vậy, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trong thời gian tới, nếu ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước không được phát triển thì Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ ô tô cho các hãng nước ngoài. Áp lực nhập siêu của nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, gây mất cân đối cán cân thanh toán và bất ổn kinh tế vĩ mô", báo cáo của Bộ Công Thương nhận định.
Để cứu ngành ô tô Việt trước nguy cơ "thua trên sân nhà", Bộ Công Thương đã đề xuất hàng loạt giải pháp. Về phía mình, Bộ cho biết sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất cho việc quản lý các hoạt động này.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ ban hành quy định xác định tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng sản xuất trong nước đối với ô tô phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp. Đồng thời, xem xét khả năng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi ô tô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng đột biến.
Đặc biệt, Bộ sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng Gói tín dụng phát triển công nghiệp đến năm 2022 dành cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo Luật đầu tư, vận hành theo cơ chế vay thương mại, nhà nước tái cấp vốn cho Ngân hàng thương mại với lãi suất phù hợp.
Về phía Bộ Tài chính, Bộ sẽ có nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với linh kiện phụ tùng ô tô phù hợp với định hướng của Chính phủ.
Đồng thời điều chỉnh các chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Luật số 106/2016/QH13 như: Điều chỉnh tăng mức thuế đối với xe có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3; gia hạn thời gian có hiệu lực đối với mức thuế áp cho xe có dung tích xi lanh dưới 1500 cm3 đến 31/12/2022.
Cùng với đó là thay đổi giá tính thuế đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước áp dụng đến 31/12/2022 như không tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng); báo cáo Chính phủ và Quốc hội áp dụng thuế suất tiêu thụ đặc biệt, thuế suất nhập khẩu đối với xe bán tải (pick-up) có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống như xe ô tô con dưới 9 chỗ; tăng lệ phí trước bạ cho các dòng xe bán tải.
Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ rà soát và đề xuất điều chỉnh về các chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Luật số 32/2013/QH13 theo hướng các dự án sản xuất ô tô có quy mô lớn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, không phân biệt địa bàn đầu tư; tăng cường quản lý chặt chẽ giá trị tính thuế, xuất xứ xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu có dấu hiệu tăng đột biến trong thời gian gần đây.
Bộ Giao thông vận tải cũng sẽ tham gia vào công cuộc "giải cứu ô tô Việt" bằng việc sẽ kiểm soát chặt chẽ các dòng xe có trọng tải lớn; sửa đổi Thông tư 30/2011 và Thông tư 54/2014 nhằm đơn giản hóa thủ tục đăng kiểm các loại ô tô sản xuất lắp ráp trong nước (không kiểm tra linh kiện, phụ tùng tại nơi sản xuất; rút ngắn thời gian làm thủ tục đăng kiểm; thừa nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài).
Bên cạnh đó, Bộ sớm ban hành Thông tư về quy định kiểm tra chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.; đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ đối với xe đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam để tránh gian lận thương mại vv…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.