'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Chúng tôi đang gặp phải một tình huống đặc biệt. Nếu ngừng cung cấp khí đốt, thì sản xuất thủy tinh sẽ rất có thể sẽ biến mất”, Murat Agac, phó giám đốc điều hành của công ty gia đình được thành lập vào năm 1622, nói với AFP.
Để làm thủy tinh, cát được nung ở nhiệt độ lên tới 1.600 độ C và khí đốt là nguồn năng lượng thường xuyên được lựa chọn.
Cho đến trước khi xảy ra chiến sự tại Ukraine, lượng khí dồi dào chảy sang Đức qua đường ống từ Nga đã giúp giữ chi phí sản xuất ở mức thấp, cho phép Heinz-Glas ghi nhận doanh thu hàng năm khoảng 300 triệu EUR (305 triệu USD).
Với giá cả cạnh tranh, xuất khẩu chiếm 80% tổng sản lượng của các nhà sản xuất thủy tinh. Nhưng mô hình kinh tế này hiện đang rơi vào ‘thế bí’ sau khi Nga tấn công Ukraine và các lệnh trừng phạt đáp trả qua lại khiến châu Âu, đặc biệt là Đức, đang rơi vào khủng hoảng khí đốt trầm trọng.
Theo đó, Moscow đã cắt giảm 80% nguồn cung cấp khí đốt cho Đức, được cho là nỗ lực làm suy yếu quyết tâm của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong việc hỗ trợ Ukraine. Do đó, Berlin đang chật vật để tìm nguồn cung thay thế, dẫn tới hệ quả là giá năng lượng tăng vọt.
Đối với Heinz-Glas, điều đó có nghĩa là chi phí "tăng từ 10 đến 20 lần" so với năm 2019, ông Agac cho biết.
Không chỉ Heinz-Glas, phần lớn ngành công nghiệp của Đức đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cung cấp khí đốt. Nhiều công ty đang lên kế hoạch khẩn cấp vì chính phủ Đức đã cảnh báo rằng khí đốt của Nga có thể ngừng chảy hoàn toàn.
Tập đoàn hóa chất khổng lồ BASF đang xem xét việc thay thế khí đốt bằng dầu nhiên liệu tại nhà máy lớn thứ hai ở Đức. Trong khi đó, Henkel, công ty chuyên về chất kết dính và chất bịt kín, đang xem xét liệu nhân viên có thể làm việc tại nhà hay không.
Nhưng hậu quả của việc dòng khí đốt của Nga bị ngưng trệ hoàn toàn có thể trở nên tồi tệ hơn với nhiều công ty không tìm được cách khắc phục.
Tại nhà máy Heinz-Glas ở Kleintettau, mở cửa vào năm 1661, khoảng 70 tấn chai thủy tinh nhỏ được sản xuất mỗi ngày, được đúc bằng sức nóng của lò nung. Ở mỗi bước của quy trình sản xuất, từ chế tạo vật liệu bằng cát thạch anh đến khâu điêu khắc cuối cùng của chai, nhiệt là điều cần thiết.
Ông Agac cho biết tại nhà máy lớn thứ hai của công ty ở ngôi làng miền núi Piesau, lượng khí cắt giảm sẽ làm hỏng vĩnh viễn lò thủy tinh này. Để tránh nguy cơ trong ngắn hạn, Heinz-Glas đã đầu tư vào các kho dự trữ khí đốt hóa lỏng, có thể được vận chuyển bằng xe tải.
Nhưng điều đó làm tăng gấp 3 lần hóa đơn năng lượng nhưng vẫn không thể cung cấp đủ nhiệt vì 2 nhà máy ở Đức cần "3.000 sân bóng đá sử dụng tấm pin mặt trời" để hoạt động.
Về dài hạn, việc thay thế toàn bộ hệ thống khí đốt bằng cơ sở hạ tầng điện sẽ tiêu tốn 50 triệu EUR (51 triệu USD), ông Agac cho biết, một khoản tiền mà công ty không thể chi trả được.
Ngay cả trong nhà máy Kleintettau, nơi các lò nung chạy bằng điện, khoảng 40% quy trình công nghiệp vẫn cần đến khí đốt.
"Chúng tôi cần sự hỗ trợ của nhà nước", phó giám đốc điều hành Heinz-Glas nói, đồng thời cảnh báo rằng công ty có thể buộc phải chuyển sản xuất sang nơi khác, chẳng hạn như Ấn Độ hoặc Trung Quốc, nơi họ đã có nhà máy.
Đối với 1.500 nhân viên của công ty ở Đức, tương lai có vẻ u ám.
Michaela Trebes, 61 tuổi, một nhân viên tại nhà máy tại Đức, cho biết: “Tôi đã đến độ tuổi mà điều đó không còn quan trọng đối với tôi nữa. Nhưng những người trẻ hơn chắc hẳn đang lo sợ bị mất việc làm”.
Nhưng hiện tại, ban lãnh đạo vẫn lạc quan rằng Heinz-Glas có thể vượt qua.
Kể từ năm 1622, "đã có đủ các cuộc khủng hoảng chỉ trong thế kỷ XX, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thế chiến thứ hai, cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 70, rất nhiều, rất nhiều tình huống nguy cấp. Chúng tôi đã sống sót qua tất cả", ông Agac nói.
"Bằng cách nào đó, chúng tôi cũng sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này", đại diện Heinz-Glas nói.
Xem thêm >> Thiếu hụt năng lượng, Đức tái khởi động nhà máy điện than đầu tiên
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.