Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 2/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã thông tin về 20 trường hợp dương tính với Covid-19 liên quan đến Công ty TNHH Cung ứng Thực phẩm Thanh Nga tại địa chỉ 82/651 Hai Bà Trưng.
Theo đó, ca chỉ điểm của chùm ca bệnh này là chị V.N.A, 21 tuổi, có địa chỉ tại 170 Văn Chương, Đống Đa. Chị A là sinh viên thực tập tại Công ty Thực phẩm Thanh Nga đến hết ngày 30/7 (tại địa chỉ 82/651 Minh Khai).
Trước đó, ngày 28/7, chị A xuất hiện ho, sốt, đau họng, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho kết quả sàng lọc dương tính Covid-19. Đến ngày 31/7, chị có kết quả khẳng định do CDC Hà Nội thực hiện. Trưa 31/7, Sở Y tế Hà Nội công bố chị và mẹ đẻ dương tính Covid-19.
Ngày 31/7, Trung tâm Y tế Hai Bà Trưng đã tiến hành điều tra xác minh và lấy mẫu tổng số 30 trường hợp F1 của bệnh nhân V.N.A. CDC Hà Nội thông báo kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với 20 trường hợp F1 là nhân viên Công ty Thực phẩm Thanh Nga.
Được biết, Công ty Thực phẩm Thanh Nga có 43 nhân viên, làm việc ở cơ sở chính là 15/651 Minh Khai và kho đông lạnh tại địa chỉ 82/651 Minh Khai (nơi có nhiều nhân viên sinh sống), hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thịt bò.
Hiện Công ty Thực phẩm Thanh Nga đang là nhà cung cấp thịt lợn cho một số siêu thị/cửa hàng VinMart/VinMart+ của Công ty Cổ phần Dịch Vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (thuộc Masan Group) tại khu vực Hà Nội.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Thực phẩm Thanh Nga được thành lập ngày 10/11/2006. Bà Nguyễn Thị Nga là giám đốc đồng thời là người đại diện của Thực phẩm Thanh Nga.
Bà Nga cũng là cổ đông lớn nhất của Thực phẩm Thanh Nga với 95,14% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc về 2 cổ đông khác là ông Nguyễn Chí Mạnh và ông Nguyễn Mạnh Tùng.
Về tình hình kinh doanh, theo dữ liệu của VietnamFinance, giai đoạn 2016-2019, doanh thu của Thực phẩm Thanh Nga tăng từ mức 152 tỷ đồng (năm 2016) lên 215 tỷ đồng (năm 2017) rồi giảm nhẹ xuống 209 tỷ đồng, sau đó tăng lên ở mức 243 tỷ đồng (năm 2019). Như vậy, mức doanh thu của Thực phẩm Thanh Nga đã tăng gần 60% sau 3 năm.
Lợi nhuận gộp ở giai đoạn này của Thực phẩm Thanh Nga lần lượt đạt các mức 8,4 tỷ đồng (năm 2016), 13,4 tỷ đồng (năm 2017), 11,9 tỷ đồng (năm 2018) và 12,8 tỷ đồng (năm 2019). Tuy nhiên, các khoản chi phí (tài chính, quản lý và bán hàng) đã khiến khoản lợi nhuận sau thuế của công ty này bị teo tóp đi khá nhiều. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế lần lượt ở các mức 141 triệu đồng (2016), 138 triệu đồng (2017), 174 triệu đồng (2018) và 115 triệu đồng (2019).
Với kết quả lợi nhuận trên đã khiến các chỉ số ROA, ROE ở mức khá thấp. Cụ thể, ROA (lợi nhuận sau thuế/tài sản) cao nhất chỉ ở mức 0,65% (năm 2016) còn ROE (lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu), cao nhất cũng chỉ đạt 0,88% (năm 2018).
Cũng theo dữ liệu của VietnamFinance, ở giai đoạn trên, tổng tài sản của Thực phẩm Thanh Nga không có nhiều biến động. Cụ thể, ổng tài sản của công ty này tăng từ mức 23,5 tỷ đồng (năm 2016) lên thành 27,9 tỷ đồng (năm 2017), sau đó duy trì ở mức gần 29 tỷ đồng ở cả 2 năm 2018 và 2019.
Còn về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Thực phẩm Thanh Nga duy trì ở mức gần 20 tỷ đồng suốt giai đoạn 2016-2019. Trong khi đó, nợ phải trả tăng từ mức 3,7 tỷ đồng (năm 2016) lên thành 8,9 tỷ đồng (năm 2019).
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.