Cục Thuế TP. HCM chấp thuận đề xuất của Ahamove về cách tính thuế mới cho ứng dụng chia sẻ

Khôi Nguyên - 13/01/2019 19:35 (GMT+7)

Cục Thuế TP. HCM chấp nhận đề xuất của Ahamove về thay đổi phương thức tính thuế đối với phương thức kinh doanh qua công nghệ kết nối chia sẻ.

VNF
Cục Thuế TP. HCM chấp thuận đề xuất của Ahamove về cách tính thuế mới cho ứng dụng chia sẻ. (Ảnh minh hoạ)

Ứng dụng chia sẻ Ahamove, nhà cung cấp ứng dụng kết nối giữa người bán hàng và các phương tiện giao hàng tức thời bằng xe máy, xe ba gác và xe tải vừa mới gửi thông báo tới các đối tác của mình về việc thay đổi phương thức tính thuế VAT từ năm 2019.

Chính sách tính thuế được áp dụng sau khi Cục Thuế TP. HCM chấp nhận đề xuất của Ahamove về thay đổi phương thức tính thuế đối với phương thức kinh doanh qua công nghệ chia sẻ.

Cụ thể, trước đây Ahamove kê khai và tính thuế VAT dựa trên toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ vận chuyển, bao gồm cả phần doanh thu của tài xế. Nhưng theo quy định mới của Cục Thuế TP. HCM, cách tính thuế mới Ahamove sẽ chỉ kê khai và tính thuế trên doanh thu được chia sau khi cung ứng dịch vụ vận chuyển, tức là sau khi trừ đi phần doanh thu của tài xế.

Đối với phần doanh thu của tài xế, Ahamove có trách nhiệm kê khai thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân thay cho các đối tác tài xế theo các quy định của Bộ Tài chính.

Cách đây vài tháng, trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Trường (Trường Bomi), Tổng giám đốc Ahamove đã đề xuất nhà nước cần phải có chính sách riêng để thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ vận chuyển, giao hàng dựa trên nền tảng kết nối như dịch vụ Grab, Ahamove, hay các dịch được cung cấp trên các Super App, trong đó chính sách thuế là một lĩnh vực cần được cải thiện mạnh mẽ nhất.

Theo đó, Nhà nước cần thiết kế một số mô hình thuế khác nhau, để có cách thu thuế và mức thu thuế phù hợp với những mô hình kinh tế mới, nền kinh tế chia sẻ như các dịch vụ Uber, Grab, hay Ahamove đang cung cấp.

Đơn cử như trường hợp của Ahamove, Ahamove là ứng dụng kết nối với khoảng 80.000 shipper giao hàng trong nội thành Hà Nội và TP. HCM, mỗi ngày bình quân tài xế Ahamove giao từ 50.000 đến 70.000 đơn hàng ở mỗi thành phố. Ahamove là mô hình kết nối các tài xế (tương tự như Grab giao hàng), khi người bán hàng muốn giao hàng cho khách mua, họ sẽ đăng nhập trên ứng dụng Ahamoe, tài xế Ahamove ở gần nhất sẽ đến nhận hàng và giao hàng cho người mua. Tiền cước ship sẽ được trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc trừ trong ví điện tử của người dùng.

Ahamove hưởng doanh thu từ hoa hồng trên một đơn ship, mức hoa hồng tùy thuộc từng dịch vụ dao động từ 20-25%. Ví dụ, một đơn ship thu được 30.000 đồng, thì Ahamove được hưởng 6.000 đồng chẳng hạn. Với mức thu này thì nhà nước chỉ nên thu thuế 10% của khoản Ahamove được hưởng là 6.000 đồng, thay vì thu 10% của cả doanh thu 30.000 đồng. Khi doanh nghiệp cung cấp giải pháp kết nối phải chịu cả phần thuế của tài xế thì doanh nghiệp sẽ không thể sống được.

Với mức tính thuế trên tổng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ buộc phải tính phần thuế VAT đó cho người mua hàng chịu thuế. Điều này dẫn đến hệ lụy là giá cả hàng hóa sẽ cao, người bán sẽ phải bán đắt và người mua sẽ mua ít đi hoặc không mua nữa. Dẫn đến không thể kích cầu được thị trường, khi đó hàng hóa không bán được, cuối cùng là dẫn đến nhà nước bị thiệt vì thất thu thuế.

Ông Trường Bomi cho rằng đối với nền kinh tế chia sẻ, nhà nước cần có chính sách thuế riêng. Nếu nhà nước muốn thu thuế trên tổng doanh thu (bao gồm cả phần của tài xế được hưởng) thì phải tách ra làm hai phần riêng, tài xế đóng thuế thu nhập cá nhân trên phần của họ được hưởng, còn Ahamove đóng thuế riêng.

Sau khi được Cục Thuế TP. HCM cho áp dụng cách tính thuế VAT mới từ 2019, ông Trường Bomi cho hay: “Ahamove là doanh nghiệp đầu tiên trong số các đơn vị đang tham gia vào nền kinh tế chia sẻ được áp dụng chính sách thuế mới. Tuy nhiên, để xác định việc áp dụng chính sách mới sẽ lợi hơn hay thiệt hơn khá phức tạp và nội bộ Ahamove vẫn còn đang thảo luận đối với các đối tượng cụ thể, cơ bản việc áp dụng cách tính mới mỗi bên sẽ chịu một phần thuế”.

Ví dụ, nhà bán hàng (đối tượng sử dụng dịch vụ ship hàng) sẽ được lợi là không phải trả thêm VAT 10% như năm 2018. Tài xế sẽ phải chịu khoản thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT cho phần thu nhập mà tài xế được hưởng, trước đây họ không phải chịu khoản thuế này mà do nhà bán hàng và Ahamove phải đóng thay cho họ.

Ahamove sẽ chịu giảm phần hoa hồng được hưởng ở một số dịch vụ. Nhưng lại được lợi hơn nhờ lợi nhuận trung bình tiềm năng tăng chút ít. Tuy nhiên, Ahamove lại phải tự đóng phần thuế thu nhập doanh nghiệp từ lợi nhuận nên sẽ giảm lợi nhuận sau thuế chừng 10%.

Ông Trường Bomi khẳng định để áp dụng chính sách thuế mới chưa chắc Ahamove đã được lợi hơn trước đây nhưng Ahamove muốn thực hiện chuẩn chỉnh trách nhiệm thuế với nhà nước, thậm chí chấp nhận thiệt nhất để thị trường thương mại điện tử sẽ được kích hoạt hiệu quả hơn.

Đồng thời việc thực hiện trách nhiệm thuế các bên được xác định rõ ràng giúp cho chính sách được minh bạch hơn, giúp cho các đối tác tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử O2O lớn nhanh hơn, còn đội ngũ tài tự do có thu nhập tốt hơn, bản thân họ cũng thực thi trách nhiệm về thuế với Nhà nước, góp phần tạo nền kinh tế minh bạch.

“Chúng tôi rất mong những đồng tiền thuế do Ahamove, các nhà bán hàng, tài xế đóng góp được nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả, tạo an sinh xã hội, đầu tư kiến tạo tương lai đất nước, để Việt Nam sáng sủa hơn trên bản đồ vị thế quốc tế”, ông Trường cho hay.

Theo ICTnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.