Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hôm 26/12, TAND TP. HCM bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP) và 4 đồng phạm: Đào Anh Kiệt (62 tuổi, nguyên Giám đốc Sở TN-MT TP), Trương Văn Út (49 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở TN-MT TP), Nguyễn Thanh Chương (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP), Lê Văn Thanh (57 tuổi, nguyên Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM), cùng về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cụ thể, 5 bị cáo bị đưa ra xét xử về hành vi giao nhà đất thuộc sở hữu nhà nước - số 15 Thi Sách (phường Bến Nghé, quận 1) cho Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 (do Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” làm Chủ tịch HĐQT) nhưng không thông qua đấu giá; gây thiệt hại cho nhà nước hơn 7 tỷ đồng.
Trong phần thủ tục phiên tòa, một số luật sư (LS) đề nghị HĐXX cho biết phạm vi, mức độ, giới hạn khi LS sử dụng các tài liệu mật, tuyệt mật, tối mật trong vụ án. Theo đại diện Viện KSND TP (VKS), trong vụ án này với gần 4.000 bút lục có rất nhiều văn bản mật, tối mật, tuyệt mật, nhưng VKS không biết LS sẽ áp dụng văn bản, công văn nào nên sẽ không có hướng dẫn cụ thể. VKS cho rằng, các LS ngoài đối chiếu luật Bảo vệ bí mật nhà nước, có thể đối chiếu Thông tư 33/2015, trong đó, khoản 6 điều 12 có hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước về 5 trường hợp “tự động giải mật”.
Sau khi nghe ý kiến các bên, HĐXX cho biết trước khi mở phiên tòa, HĐXX đã nhận được các kiến nghị của LS yêu cầu giải mật. HĐXX đã có phiếu chuyển đến các cơ quan liên quan để giải mật, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được việc giải mật. Trong quá trình xét xử, trên cơ sở quy định pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước và căn cứ tính cấp thiết, HĐXX vẫn tiếp tục yêu cầu giải mật các tài liệu trong vụ án. Song, theo chủ tọa, hầu hết các nội dung quan trọng trong văn bản mật, tối mật liên quan đến vụ án đã được nêu trong kết luận điều tra cũng như cáo trạng.
Kiến nghị xử lý dứt điểm dự án bến du thuyền của Vũ “nhôm” Ngày 26/12, tổ đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng có buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê nhằm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 12, HĐND TP khóa 9 vừa diễn ra. Các cử tri bày tỏ quan tâm đến việc xử lý một số dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”). Đáp lại quan tâm của cử tri, ông Bùi Huy Trí, Trưởng phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Đà Nẵng), cho biết dự án nhà hàng - bến du thuyền của Vũ “nhôm” trước đây xin được chủ trương đầy đủ từ trên xuống dưới và tiến hành xây dựng. Khi sắp xong, Vũ “nhôm” vướng vào lao lý. Hiệnđang thụ án và tài sản này vẫn của đối tượng đang bị điều tra chứ chưa phải tài sản của TP. Đầu tháng 12 vừa qua, UBND TP.Đà Nẵng có tờ trình đề nghị HĐND TP ban hành Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án trọng điểm, mang tính động lực cần tập trung triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là danh mục các dự án trọng điểm). Theo đó, UBND TP đề xuất đưa 4 dự án thành phần (thuộc dự án thu hồi 7 lô đất để làm công viên công cộng) ra khỏi danh mục các dự án trọng điểm, trong đó có 3 dự án liên quan đến Vũ “nhôm”, gồm: công viên tại khu đất đối diện đường Huyền Trân Công Chúa của Công ty TNHH I.V.C; khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 7 và nhà hàng - bến du thuyền. Hoàng Sơn |
Tại tòa, khi được HĐXX xét hỏi, bị cáo Nguyễn Hữu Tín trình bày nhà đất 15 Thi Sách là tài sản nhà nước, do Công ty quản lý kinh doanh nhà TP quản lý, cho thuê. Trường hợp xử lý cho thuê thì phải chịu sự sắp xếp của Ban Chỉ đạo 09 (do Chủ tịch UBND TP làm trưởng ban chỉ đạo). Trên cơ sở kế hoạch sắp xếp đó, sẽ được thuê đất theo quy định pháp luật. Bị cáo Tín nói mình không phải là thành viên của Ban Chỉ đạo 09 nhưng sau đó khai: “Khi nhận được văn bản tuyệt mật của Bộ Công an đề nghị UBND TP tạo điều kiện hỗ trợ cho công ty bình phong của Bộ Công an được thuê nhà đất 15 Thi Sách, tôi có bút phê cho anh Lê Văn Thanh giao Sở TN-MT hướng dẫn thủ tục.
Tuy nhiên, đây là bút phê nội bộ nên anh Thanh có trao đổi với bộ phận văn phòng và tham mưu lại việc này phải bổ sung giao cho Ban Chỉ đạo 09 và Công ty quản lý kinh doanh nhà. Tôi đồng ý đề xuất này và anh Lê Văn Thanh ký văn bản truyền đạt ý kiến của tôi là giao cho Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Công ty quản lý kinh doanh nhà để xem xét, hướng dẫn và đề xuất vấn đề này”.
Chủ tọa hỏi “Bút phê chỉ đạo của bị cáo có đúng với trình tự, quy định tại Quyết định 09/2007 và Quyết định 140/2008 của Thủ tướng Chính phủ không?”, bị cáo Tín trả lời: “Khi tôi nhận được văn bản của Bộ Công an thì nội dung văn bản rất ngắn gọn. Tôi không nhớ pháp lý nhà đất 15 Thi Sách như thế nào nên trao đổi nội bộ với văn phòng. Bút phê của tôi mang tính chất nội bộ, chưa phải là văn bản chỉ đạo cho các ngành”.
Chủ tọa hỏi bị cáo có ý kiến gì khi đã ký Công văn 927, Quyết định 2781 về việc chấp thuận chủ trương, quyết định giao cho Công ty CPXD Bắc Nam 79 thuê đất, khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà đất số 15 Thi Sách, bị cáo Tín nói: “Tôi biết tôi đã sai rồi... Nếu các doanh nghiệp (DN) bình thường khác thì trình tự cho thuê sẽ không phải như thế này. Nhưng theo nhiều văn bản của Bộ Công an đề nghị, đây là loại hình DN hoạt động đặc thù mang tính chất an ninh tình báo. Chính vì thế, căn cứ vào các đơn đề nghị của Bộ Công an và nhiều cơ quan tham mưu, tôi mới xem xét cho thuê chỉ định”.
Tuy nhiên, chính bị cáo này thừa nhận “nếu cho thuê chỉ định thì cũng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định”. Đồng thời, bị cáo cũng mong HĐXX xem xét cáo buộc “vai trò chủ mưu” đối với bị cáo vì cho rằng không chỉ đạo làm sai; không có động cơ, mục đích tư lợi cá nhân.
Tại tòa, 3 bị cáo: Trương Văn Út, Nguyễn Thanh Chương, Lê Văn Thanh đều thừa nhận hành vi phạm tội, khi không làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc rà soát, thẩm định hồ sơ, tham mưu cho bị cáo Tín ký các quyết định cho Công ty CPXD Bắc Nam 79 thuê nhà đất 15 Thi Sách; khấu trừ tiền thuê đất trái quy định pháp luật.
Riêng bị cáo Đào Anh Kiệt cho rằng bị oan sai, với lý do “không phải là đơn vị quản lý tài sản công, không thể xử lý giá trị tài sản”. Đại diện VKS hỏi bị cáo Kiệt: “Tại phiên tòa, trả lời với HĐXX, đại diện Sở TN-MT cho biết Sở TN-MT là cơ quan tham mưu cho UBND TP về lĩnh vực đất đai tại TP. Bị cáo thấy có đúng không?”. Bị cáo Kiệt trả lời: “Đúng nhưng chưa đủ, bởi việc quản lý tài sản công thuộc Công ty quản lý kinh doanh nhà và Sở Tài chính”.
VKS hỏi: “Ai là người ký Công văn 48 đề xuất xin ý kiến UBND TP cho Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 ký hợp đồng thuê đất với Sở TN-MT?”. Bị cáo Kiệt trả lời: “Bị cáo là người ký”. VKS tiếp tục hỏi: “Ai là người ký Quyết định 18 giao Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 thuê 15 Thi Sách với mục đích làm văn phòng làm việc”. Bị cáo Kiệt: “Cũng chính bị cáo ký”.
“Với vai trò là người đứng đầu, tham mưu chính cho UBND TP, ký những công văn như vậy, chủ trì những cuộc họp liên quan, bị cáo thấy có phải chịu trách nhiệm gì không?”, đại diện VKS tiếp tục “truy”. “Bị cáo ký đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Đó là quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo thấy nội dung bị cáo ký phù hợp với diễn biến xảy ra lúc đó. Công văn 48 không tự nhiên mà ra. Đó là cả quy trình, chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ Công an, Bộ VH-TT-DL; từ UBND TP và người tham mưu...”.
Hôm nay (27/12), phiên tòa tiếp tục.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.