Đà Nẵng: Chậm giải ngân đầu tư công, áp lực tiêu 8.000 tỷ đồng

Khánh Hồng - 16/08/2022 09:01 (GMT+7)

(VNF) - Ngoài quy trình, thủ tục đầu tư phức tạp, kéo dài thì công tác giải phóng mặt bằng đang là vướng mắc lớn nhất dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công ở Đà Nẵng.

VNF
Năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của TP. Đà Nẵng được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 5.963,336 tỷ đồng và HĐND thành phố giao là 7.880,731 tỷ đồng.

6 tháng chỉ đạt gần 24% kế hoạch

Năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của TP. Đà Nẵng được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 5.963,336 tỷ đồng và HĐND thành phố giao là 7.880,731 tỷ đồng, để đầu tư cho 471 dự án, giao cho 42 đơn vị, địa phương, ban quản lý dự án làm chủ đầu tư và quản lý dự án.

Ngoài ra, kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2021 được phép kéo dài và giải ngân đến hết ngày 31/12/2022 là 128,561 tỷ đồng; kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2021 sang năm 2022 theo Công văn số 3261/BKHĐT-TH ngày 19/5/2022 là 251,907 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6, giải ngân vốn đầu tư công của Đà Nẵng đạt 1.885 tỷ đồng, bằng 31,6% kế hoạch do trung ương giao và 23,9% kế hoạch do HĐND thành phố giao.

Một số dự án giải ngân đạt khá như: xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn cho lưu vực từ đường Hồ Xuân Hương đến giáp tỉnh Quảng Nam; cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn quận Thanh Khê và Liên Chiểu; nhà máy nước Hòa Liên; nâng cấp, cải tạo đường ĐT601; tuyến ống thu gom nước thải đường 2/9; tuyến cống thu gom nước thải đường Nguyễn Tất Thành...

Một số dự án chuyển tiếp vướng giải phóng mặt bằng chậm giải ngân như: trường cao đẳng nghề Đà Nẵng; khu tái định cư phục vụ giải tỏa dự án Làng Đại học Đà Nẵng; tuyến đường 45m đoạn từ đường Lê Hữu Trác đến đường Nguyễn Văn Thoại; tuyến đường trục I Tây Bắc…

Đối với các công trình mới, những tháng đầu năm là thời gian các đơn vị triển khai hoàn thành các hồ sơ thủ tục phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, hoàn thành các thủ tục lựa chọn nhà thầu nên chưa khởi công công trình và chưa giải ngân vốn.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, ngoài các khó khăn thường niên, thường xuyên do các quy định chung về quy trình, thủ tục đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều bước, lấy ý kiến của nhiều cơ quan, đơn vị làm kéo dài thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư... còn có những vướng mắc, bất cập do công tác giải phóng mặt bằng. Đây được xem là vướng mắc lớn nhất dẫn đến chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, trong các tháng đầu năm, các chủ đầu tư, quản lý dự án gặp nhiều khó khăn về giá nguyên nhiên vật liệu, giá xăng dầu tăng, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng... Đồng thời, các chủ đầu tư, quản lý dự án thường tập trung thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 ở tháng thứ 13 (tháng 1 năm 2022) nên việc triển khai kế hoạch năm 2022 chỉ thực sự bắt đầu khởi động từ tháng 2/2022.

Khối lượng nghiệm thu thực tế trên các công trường chậm cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công. Ngoài ra, các nhà thầu xây dựng gặp khó khăn trong việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi phải giảm doanh thu chịu thuế 2% và phải ký phụ lục hợp đồng giảm phần thuế này khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.

Tập trung những dự án trọng điểm

Những tháng cuối năm, Đà Nẵng phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 đạt 100% kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2021 được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022 là 251,907 tỷ đồng. UBND thành phố chỉ đạo phấn đấu tiến độ đến 30/9 đạt 60%, đến 31/12 đạt 90% và đến 31/01/2023 đạt 100%.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Đà Nẵng ưu tiên giải ngân kế hoạch vốn giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa và vốn ngân sách trung ương, nhất là dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu, dự án phát triển bền vững TP. Đà Nẵng và dự án cải thiện hạ tầng giao thông TP. Đà Nẵng; tập trung rà soát, đề xuất điều chỉnh, điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn năm 2022 đối với các công trình chậm hoặc khó có khả năng giải ngân để bổ sung cho các công trình, dự án có nhu cầu.

Thành phố cũng tập trung chỉ đạo xử lý các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, xây dựng cơ bản, công tác giải tỏa, đền bù, bàn giao mặt bằng triển khai dự án, nhất là các công trình trọng điểm, động lực trên các lĩnh vực giao thông, hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cấp thoát nước, môi trường, an sinh xã hội…; tiếp tục phân cấp, phân quyền các chính sách, thủ tục đền bù giải tỏa của UBND thành phố cho các sở, ban, ngành địa phương liên quan để đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa các dự án trên địa bàn thành phố, nhất là đối với các công trình trọng điểm. Bên cạnh đó, thành phố cũng giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ tịch UBND thành phố về kết quả triển khai thực hiện và tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao.

Các đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng đề nghị thành phố cần có kế hoạch phân kỳ đầu tư, cân đối đầu tư công trung hạn một cách hiệu quả; triển khai hiệu quả các công trình dở dang, dự án trọng điểm, động lực; giải quyết tình trạng dự án chậm triển khai.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng, cho rằng cần tập trung tháo gỡ những khó khăn của các công trình động lực, trọng điểm của thành phố, góp phần nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư công; tiến hành khởi công xây dựng bến cảng Liên Chiểu, khu du lịch nghỉ dưỡng Làng Vân trong năm 2022; xây dựng cụ thể tiến độ triển khai các dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thông báo cho phép đầu tư tại diễn đàn đầu tư Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cũng chỉ đạo cần xem xét, lựa chọn những công trình, dự án thật sự cần thiết, cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải để đảm bảo nguồn lực khi triển khai thực hiện, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của thành phố.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.