'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ gió và nắng khi có vị trí địa lý thuận lợi được định hình bởi đường bờ biển dài hơn 3.000 km. 39% lãnh thổ nước ta có tốc độ gió lớn hơn 6m/s, tương đương tiềm năng sản lượng điện gió 513 GW. Đặc biệt, khoảng 10% trong số đó, được coi là có tiềm năng năng lượng điện gió rất lớn nằm tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về lĩnh vực năng lượng tái tạo, hiện nay có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã gia nhập lĩnh vực tiềm năng sinh lợi cao này như Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn BIM, Tập đoàn Xuân Cầu, Công ty Pacific, Công ty FECON, Tập đoàn Thành Công Group, Tập đoàn T&T Group, BCG Bamboo Capital, Tập đoàn Trường Thành hay Tập đoàn Hà Đô… Đây đều là những tên tuổi lớn, đã khá quen thuộc trong các lĩnh vực bất động sản, hàng không.
Sở dĩ các nhà đầu tư đổ xô vào điện gió, điện mặt trời bởi mức giá hấp dẫn. Với điện mặt trời, các dự án vận hành thương mại trước tháng 7/2019 được hưởng giá ưu đãi lên đến 2.100 đồng/kWh trong vòng 20 năm. Nếu so với giá mua điện từ các nguồn điện như thủy điện (1.000 đồng/kWh), nhiệt điện (1.500 đồng/kWh), đó là mức giá rất cao, chỉ xếp sau điện khí và điện chạy dầu.
Khi giá ưu đãi cho điện mặt trời hết thời hạn thì đến giai đoạn cao trào của điện gió. Tương tự như điện mặt trời, chỉ sau một thời gian rất ngắn, hàng trăm nhà đầu tư đã đổ xô vào đầu tư nguồn điện này. Mức giá ưu đãi lên tới gần 2.000 đồng/kWh quy định tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là lực hút doanh nghiệp đầu tư. Đây là mức giá mua điện gió tăng tương đối cao so với mức giá được quy định tại Quyết định 37/2011/QĐ-TTg từ năm 2011 (khoảng 1.770 đồng một kWh, tương đương 7,8 cent).
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch điện gió như đề xuất của Bộ Công Thương. Cụ thể là đồng ý bổ sung 7.000 MW điện gió vào quy hoạch điện hiện nay; đồng thời xem xét kéo dài thời gian áp dụng cơ chế giá điện cố định (FIT) cho các dự án điện gió tới hết ngày 31/12/2023. Nghĩa là giá mua điện trên sẽ áp dụng với dự án vận hành thương mại trước ngày 31/12/2023 thay vì đến 1/11/2021 theo quy định trước đó và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh.
Lý do được Bộ Công thương đưa ra để có đề xuất này là các dự án điện hiện có trong quy hoạch bị chậm tiến độ, khiến việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều khó khăn. Dự báo năm 2023 có thể thiếu trên 13 tỷ kWh điện, trong khi đã phải phát dầu gần 11 tỷ kWh. Đáng nói là, trước 7.000 MW điện gió được đề nghị bổ sung như trên, các cơ quan chức năng đã bổ sung tới 4.800 MW điện gió vào quy hoạch điện hiện hành.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là lĩnh vực mới được chú ý trong vài năm gần đây. Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) xác định từ năm 2020 tới năm 2023 sẽ xảy ra thiếu điện nghiêm trọng nếu các dự án trong Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh tiếp tục bị chậm tiến độ. Vấn đề thiếu điện sẽ trở thành sự đe dọa cho tình hình sản xuất kinh doanh, gây khó khăn kép cho nền kinh tế cả nước.
“Bên cạnh việc giải quyết bài toán năng lượng lâu dài cho quốc gia, việc đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi và kinh tế biển sẽ góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia và lãnh hải, thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhà thầu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, còn có thể tận dụng công nghệ và thiết bị xây dựng góp phần chuyển giao, bổ sung chiến lược và lao động hiện có của các ngành vận tải biển và cảng, thăm dò và khảo sát biển”, ông Thành nói.
Dù được đầu tư dồn dập, song công suất các dự án điện mặt trời, điện gió trong hệ thống điện quốc gia vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp. Số liệu của EVN cho thấy, sản lượng điện gió năm 2019 mới chỉ có 350 MW (chiếm 0,15% sản lượng toàn hệ thống), còn điện mặt trời là hơn 4.800 MW (chỉ chiếm 2,01%). Trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện cận kề, việc đầu tư điện gió, điện mặt trời với mức giá phù hợp sẽ góp phần cung cấp lượng điện quan trọng cho hệ thống.
Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với một trong những mục tiêu là khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực năng lượng nhất là năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, trước khi lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, các nhà đầu tư cũng cần hết sức lưu ý tới những vấn đề nhức nhối đang cản bước phát triển điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam. Việc đầu tư điện gió, điện mặt trời không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”.
Điện mặt trời đang phải đối mặt nỗi lo quá tải lưới điện xảy ra ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Các dự án điện mặt trời ở khu vực này không thể phát hết lượng điện sản xuất ra lên lưới mà chỉ phát được 30-40% công suất, gây lãng phí nguồn lực không nhỏ.
Khi có câu chuyện ồ ạt phát triển điện gió, một vị chuyên gia lâu năm về năng lượng tái tạo chia sẻ nỗi lo điện gió đi lại “vết xe đổ” của điện mặt trời về quá tải lưới điện luôn thường trực. Khi đó, nhà đầu tư dù hoàn thành dự án đúng tiến độ, được hưởng mức giá ưu đãi cũng vẫn phải chấp nhận thua thiệt nhất định.
Đầu tư vào những vùng lưới điện bị quá tải nên không thể bán hết lượng điện sản xuất ra đang là vấn đề lớn đã đặt ra cho sự phát triển của ngành điện Việt Nam. Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận tỏ ra “tâm tư” khi các dự án điện gió bị cắt giảm công suất vì điện mặt trời làm cho liên lụy.
Đơn cử, có 3 dự án ở Bình Thuận, Ninh Thuận đang phải chịu chung cảnh cắt giảm công suất cùng các dự án điện mặt trời trên địa bàn. Thực tế, có thời điểm là mùa gió tốt nhưng các nhà máy điện gió bị cắt giảm tới 61% công suất và chỉ phát điện được 39%.
Phân tích các khía cạnh nêu trên để thấy rằng, trước mối lợi lớn về giá điện ưu đãi, nhà đầu tư phải có tính toán thực sự kỹ lưỡng khi quyết định đổ vốn vào điện gió, tránh đầu tư theo phong trào. Đồng thời, cùng với bổ sung hàng nghìn MW điện gió vào quy hoạch, song hành, kịp thời đầu tư lưới điện truyền tải cũng là bài toán cần được cơ quan quản lý nhà nước xem xét cẩn trọng hơn. Như vậy mới có thể giải tỏa công suất, đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư cũng như góp phần bù đắp lượng điện thiếu hụt trong vài năm tới, tránh những hệ lụy không đáng có.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.