Đầu tư và Xây lắp Sông Đà: Kinh doanh thua lỗ, chậm đóng BHXH

Linh Đan - 06/10/2024 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Theo Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội, Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp Sông Đà hiện có số tháng chậm đóng bảo hiểm xã hội là 37 tháng với số tiền gần 865 triệu đồng.

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà (Đầu tư và Xây lắp Sông Đà) vừa bị Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội “bêu tên” trong danh sách chậm nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024 theo C12-TS lấy ngày 5/9/2024).

Theo đó, Công ty Xây lắp Sông Đà có địa chỉ tại ngõ 6 đường Nguyễn Văn Lộc, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội có số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN sau 37 tháng là hơn 864,6 triệu đồng.

Theo giới thiệu, Đầu tư và Xây lắp Sông Đà tiền thân là Xí nghiệp Sông Đà 2.04 - Công ty Sông Đà 2, thuộc Tổng công ty Sông Đà; được chuyển đổi cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà theo quyết định số 709 ngày 29/4/2004 của Bộ Xây dựng. Vốn điều lệ của công ty theo đăng ký là hơn 160 tỷ đồng.

Người đại diện công ty là ông Nguyễn Lê Toản, Giám đốc công ty. Ngành nghề kinh doanh chính là: Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện; công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình cấp thoát nước; xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến 500kV; đầu tư, kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị; đầu tư, kinh doanh các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ,…

Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Đầu tư và Xây lắp Sông Đà vừa công bố, trong 6 tháng đầu năm công ty ghi nhận doanh thu đạt gần 4,8 tỷ đồng, giảm gần 83% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận gộp của công ty trong kỳ âm 4,5 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái âm 2,7 tỷ đồng). Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty Xây lắp Sông Đà chưa nổi 100.000 đồng ( cùng kỳ năm ngoái ghi nhận là 327,4 nghìn đồng).

Sau khi trừ đi các chi phí, Đầu tư và Xây lắp Sông Đà báo lỗ sau thuế hơn 11,6 tỷ đồng, trong khi ở cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 13 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Đầu tư và Xây lắp Sông Đà là hơn 228,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn hơn 14,6 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 214,1 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, Đầu tư và Xây lắp Sông Đà còn hơn 18,2 triệu đồng tiền mặt và hơn 14,6 triệu đồng tiền gửi ngân hàng.

Nợ phải trả của Đầu tư và Xây lắp Sông Đà tại ngày 30/6/2024 là hơn 132,8 tỷ đồng, tập trung phần lớn ở nợ ngắn hạn (hơn 90,2 tỷ đồng, chiếm 68% nợ phải trả). Tổng nợ vay của công ty hiện là hơn 92 tỷ đồng, chiếm tới 69% nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu của công ty hiện hơn 95,8 tỷ đồng.

Nhiều chi nhánh ngừng hoạt động và nợ thuế, Sông Đà 4 làm ra sao?

Nhiều chi nhánh ngừng hoạt động và nợ thuế, Sông Đà 4 làm ra sao?

Tài chính
(VNF) - Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Công ty cổ phần Sông Đà 4 báo lỗ hơn 31,53 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi nhánh của công ty tại Thanh Hoá hiện đang nợ số tiền thuế gần 14,5 tỷ đồng và bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn.
Cùng chuyên mục
Đề nghị ngăn chặn cựu CEO Nguyễn Duy Thuận, điều gì đang xảy ra với Lộc Trời?

Đề nghị ngăn chặn cựu CEO Nguyễn Duy Thuận, điều gì đang xảy ra với Lộc Trời?

Tập đoàn Lộc Trời đề nghị có biện pháp ngăn chặn với cựu CEO Nguyễn Duy Thuận vì "hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản công ty". Doanh nghiệp này gần đây thua lỗ, nợ nông dân, nhân sự xáo trộn. Điều gì đang xảy ra với "ông lớn" ngành nông nghiệp?

Bank và chứng hút tiền dòng tiền lớn, 'tân binh' tạo sóng

Bank và chứng hút tiền dòng tiền lớn, 'tân binh' tạo sóng

(VNF) - Mặc dù thị trường chứng khoán thất bại trong việc chinh phục mốc 1.300 điểm nhưng nhiều cổ phiếu vẫn thu hút được sự tham gia của dòng tiền lớn.

Bình Định: Xây khu nghỉ dưỡng 19ha trên tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu

Bình Định: Xây khu nghỉ dưỡng 19ha trên tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu

(VNF) - Điểm du lịch số 9H tại tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu (thành phố Quy Nhơn) có tổng diện tích hơn 19ha, được quy hoạch thành khu nghỉ dưỡng nhằm khai thác không gian cảnh quan biển Quy Nhơn.

Nhà ở xã hội cũ: Hàng hiếm, giá tăng cao

Nhà ở xã hội cũ: Hàng hiếm, giá tăng cao

(VNF) - Nhiều dự án nhà ở xã hội (NƠXH) đã qua sử dụng tại Hà Nội tăng gấp 3, 4 lần so với lúc mở bán và ngang ngửa giá nhà ở thương mại khiến nhiều người mua phải từ bỏ ý định tìm đến phân khúc này.

HT Solar Việt Nam bị phạt do không có giấy phép môi trường

HT Solar Việt Nam bị phạt do không có giấy phép môi trường

(VNF) - Doanh nghiệp sản xuất tấm pin mặt trời HT Solar Việt Nam bị xử phạt 320 triệu đồng do không có giấy phép môi trường.

Những 'công thần' đưa Trung Quốc thành siêu cường công nghệ

Những 'công thần' đưa Trung Quốc thành siêu cường công nghệ

(VNF) - Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những siêu cường công nghệ hàng đầu thế giới trong vòng hai thập kỷ qua. Bên cạnh những chính sách của chính phủ, sự đóng góp to lớn của những “đế chế" công nghệ lớn cùng những doanh nhân đứng đầu đã định hình nên bức tranh công nghệ hiện đại của quốc gia này.

Bình Định: Thoái sạch vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp

Bình Định: Thoái sạch vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp

(VNF) - UBND tỉnh Bình Định vừa có báo cáo công tác thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) và Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (Bimico).

Nhận diện ông chủ chuỗi kinh doanh ghế massage TOSHIKO

Nhận diện ông chủ chuỗi kinh doanh ghế massage TOSHIKO

(VNF) - Đứng sau chuổi hệ thống showroom mang nhãn hiệu Toshiko là một cổ đông góp vốn kinh doanh với vốn điều lệ ban đầu ở mức 800 triệu đồng.

TP.HCM xin cơ chế đặc thù xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế

TP.HCM xin cơ chế đặc thù xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế

(VNF) - Hai đề án quan trọng trong các dự án hạ tầng trọng điểm đang được TP. HCM chuẩn bị trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp cuối năm 2024 là Dự án Đường Vành đai 4, Đề án Phát triển đường sắt đô thị, Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP. HCM

Trại thực nghiệm tiền tỷ tan hoang bên bờ biển Hà Tĩnh

Trại thực nghiệm tiền tỷ tan hoang bên bờ biển Hà Tĩnh

(VNF) - Trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), có vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ sở chỉ hoạt động ít năm rồi bỏ không suốt gần 10 năm qua. Giờ đây, cơ sở này trở nên hoang tàn, đổ nát.