Loạt công ty 'họ' Sông Đà: Chậm nộp bảo hiểm xã hội, làm ăn thua lỗ
(VNF) - Công ty cổ phần Sông Đà 6 và Công ty cổ phân·Sông Đà 4 vừa bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội điểm mặt vì chậm bảo hiểm xã hội hàng tỷ đồng. Đáng chú ý, tình hình kinh doanh của Sông Đà 4 và Sông Đà 6 đang rơi vào cảnh thua lỗ.
Tính đến hết quý I/2024, Tổng công ty Sông Đà có 12 công ty con chịu sự kiểm soát của Công ty mẹ trực tiếp và 10 công ty liên doanh, liên kết. Đáng chú ý, không ít các Công ty con của Tổng công ty Sông Đà đã gặp phải tình trạng khó khăn về tài chính, nợ bảo hiểm xã hội kéo dài, nhiều lần bị các cơ quan chức năng nhắc nhở.
Mới đây nhất, Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội đã công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 4/2024 (số liệu tính đến hết 30/4/2024 theo C12-TS lấy ngày 5/5/2024).
Trong đó, CTCP Sông Đà 6 (Nhà TM, Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội) nợ 45 tháng với số tiền hơn 21,1 tỷ đồng; CTCP Sông Đà 4 (Tầng 3, tòa nhà TM, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội) nợ 55 tháng với số tiền hơn 5,7 tỷ đồng; CTCP Sông Đà 10 (toà nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội) nợ 2 tháng số tiền hơn 276 triệu đồng.
Trong kỳ, chi phí tài chính của công ty tăng mạnh gấp 4,3 lần so với cùng kỳ lên mức hơn 10 tỷ đồng. Mặc dù cân đối tốt chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng lại tăng mạnh các chi phí khác khiến Sông Đà 6 ghi nhận khoản lỗ gần 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 46,7 triệu đồng.
Tổng cộng tài sản của Sông Đà 6 tại ngày 31/3/2024 là 989,3 tỷ đồng, giảm gần 3% so với số đầu năm. Công ty chỉ còn hơn 618 triệu đồng tiền mặt và hơn 2,3 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng.
Các khoản phải thu của công ty hơn 435 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng (hơn 267,9 tỷ đồng), phải thu dài hạn của khách hàng (hơn 1,6 tỷ đồng) và trả trước cho người bán (hơn 165,5 tỷ đồng).
Tại ngày 31/3/2024, hàng tồn kho của Sông Đà 6 gần 496 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (481,1 tỷ đồng).
Nợ phải trả của Sông Đà 6 tính đến 31/3/2024 hơn 710,6 tỷ đồng, gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu (hơn 278,6 tỷ đồng). Hiện vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Sông Đà 6 ở mức hơn 264,3 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, trong quý I/2024, lưu chuyển tiền thuần trong năm của Sông Đà 6 âm hơn 1,7 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 746 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương 2,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm hơn 49 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 4,3 tỷ đồng, cùng kỳ dương 48,3 tỷ đồng.
Đối với CTCP Sông Đà 4, tại thời điểm 31/3/2024, Tổng Công ty Sông Đà – CTCP có tỷ lệ lợi ích tại Sông Đà 4 là 65%.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Sông Đà 4 vừa công bố cho thấy doanh thu thuần của công ty trong quý I/2024 đạt 41 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp ở mức 2,5 tỷ đồng (cùng kỳ âm 2,5 tỷ đồng).
Trong quý I/2024, doanh thu hoạt động tài chính của Sông Đà 4 chỉ đạt vỏn vẹ 700.000 đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 là hơn 15,2 tỷ đồng. Kết thúc quý, công ty ghi nhận khoản lỗ 14,1 tỷ đồng, giảm 14,199 tỷ đồng tương đương giảm 140% so với quý I/2023 (lãi 100 triệu đồng).
Lãnh đạo Sông Đà 4 cho biết nguyên nhân lợi nhuận sau thuế giảm mạnh là do hầu hết các công trình đơn vị thi công đã hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng, công việc đã giảm so với năm 2023. Hiện công ty đang tập trung nhân lực để quyết toán công trình với chủ đầu tư.
Tính đến ngày 31/3/2024, tổng cộng tài sản của Sông Đà 4 là hơn 751 tỷ đồng; giảm 6,9% so với hồi đầu năm. Công ty hiện có hơn 186 triệu đồng tiền mặt và hơn 1,6 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.
Trong kỳ, Sông Đà 4 có hơn 417 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng, trong đó nổi cộm như: Ban điều hành Dự án thuỷ điện Xêkamản 1 (45,3 tỷ đồng); CTCP Đầu tư và Xây dựng Đông Á (27,3 tỷ đồng); Công ty TNHH Hà Thành (61,5 tỷ đồng); Công ty TNHH dịch vụ thương mại SXXD Đông Mê Công (74,2 tỷ đồng), các đối tượng khác (158,7 tỷ đồng),… Tính đến ngày 31/3/2024, hàng tồn kho của Sông Đà 4 hơn 143,3 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang hơn 134,8 tỷ đồng.
Tại ngày 31/3/2024, tổng cộng nguồn vốn của Sông Đà 4 hơn 751 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả hơn 730 tỷ đồng, gấp gần 35 lần vốn chủ sở hữu (20,9 tỷ đồng).
Nợ vay tài chính của Sông Đà 4 ở mức hơn 309 tỷ đồng (chiếm chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 254,6 tỷ đồng).
Theo chuyên gia trong ngành, với vốn chủ sở hữu mỏng thường thì các doanh nghiệp thường phải đi vay, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh không tốt, phải đi vay nhiều để chịu gánh nợ tài chính hoặc để phát triển thì tỷ lệ đòn bẩy sẽ lên rất cao, có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng phá sản.
Về phía CTCP Sông Đà 10, báo cáo tài chính hợp nhất cho biết công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 ghi nhận ở mức 1,4 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ lỗ 9,88 tỷ đồng, tăng 11,282 tỷ đồng, tương đương mức tăng 114,14% so với cùng kỳ năm 2023.
Lãnh đạo công ty cho biết nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động xây lắp tăng 63,782 tỷ đồng, tăng 82,57% so với cùng kỳ năm 2023. Chi phí tài chính giảm 8,6 tỷ đồng, mức giảm 46,6% so với cùng kỳ năm 2023 do trong quý I/2024 công ty tập trung giải quyết các vướng mắc, nghiệm thu thanh quyết toán và thu hồi công nợ tại các công trình, thanh toán tối đa nợ gốc vay ngân hàng, theo đó chi phí tài chính giảm dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh có lãi.
Hoạt động tài chính ‘cứu nguy’ cho Tổng công ty Sông Đà
- Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh 23/05/2024 10:37
- Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu 20/05/2024 09:30
- Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH 23/05/2024 05:09
Cảnh đìu hiu ở Chợ trung tâm Móng Cái chuyên bán hàng Trung Quốc
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone