'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Vũ Văn Viện cho biết, mức phí thu vào nội đô sẽ dựa trên cơ sở khái toán kinh phí đầu tư và chi phí vận hành - bảo trì hệ thống thu phí, xác định từ số liệu thu phí của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và đếm lưu lượng. Dự kiến, mức thu phí đủ bù đắp chi phí đầu tư và chi phí quản lý, vận hành nằm trong khoảng từ 50.000 -100.000 đồng/lượt.
Đối tượng thu phí là các xe ô tô di chuyển từ bên ngoài vào trong khu vực thu phí có nguy cơ ùn tắc giao thông, trừ các phương tiện được miễn phí như: xe ưu tiên theo quy định hiện hành, xe công an, quân đội, xe cứu thương, xe cứu hỏa; xe công vụ; xe buýt công cộng, xe ô tô vận tải hàng hóa...
Các phương tiện được miễn phí có điều kiện gồm: xe hộ gia đình và xe ô tô của cơ quan công sở trong khu vực thu phí bắt buộc phải đi lại qua khu vực thu phí được miễn phí theo lượt nhất định.
Các đối tượng được giảm phí gồm: xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách (xe hợp đồng, xe du lịch, taxi).
Để việc thu phí vào nội đô được thực thi, thành phố cần phải xây dựng, hoàn thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó có nghị quyết HĐND (xác định loại phí; phạm vi thu phí; mức thu phí; chính sách miễn giảm). TP cũng cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành và HĐND, UBND TP, quy định về quản lý phương tiện giao thông đường bộ.
Ngoài ra, người sử dụng phương tiện cần có trách nhiệm mở tài khoản và gắn thiết bị thu phí không dừng. TP sẽ có quy định truy thu đối với lái xe không nộp phí và phạt người cố tình không nộp phí cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xây dựng, quản lý và vận hành.
Về lộ trình thực hiện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, HĐND TP sẽ họp, nghiên cứu thông qua đề án tại kỳ họp cuối năm 2021. Giai đoạn 2022-2023, Sở sẽ hoàn thiện điều kiện, xây dựng dự án đầu tư trạm thu phí. Năm 2024, đơn vị liên quan sẽ trình HĐND TP ban hành mức thu phí cụ thể và chính sách miễn giảm sau khi HĐND TP quyết định.
“Việc thu phí chỉ khả thi khi đã đáp ứng được điều kiện về xây dựng, hoàn thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định liên quan đến thu phí, đảm bảo số hóa, đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ dữ liệu phương tiện giao thông", ông Viện nói.
Bên cạnh đó, TP cũng cần đảm bảo điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống giao thông tĩnh và bãi đỗ trung chuyển để hành khách gửi xe cá nhân và trung chuyển thuận lợi sang hệ thống vận tải công cộng và phương tiện thay thế.
Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện, thu phí vào nội đô là một trong 37 nhóm giải pháp chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội. Đây là một loại phí mà người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (ô tô) phải trả khi đi vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông nhằm giảm lưu lượng xe ô tô đi vào, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trong phạm vi thu phí. Đây là một biện pháp kinh tế của cơ quan nhà nước để điều chỉnh hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông xe cơ giới đường bộ khi không cần thiết đi vào vùng thu phí; đồng thời, khuyến khích việc sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.