Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Liên quan tới đề xuất thu phí vào nội đô Hà Nội nhằm giải quyết ùn tắc, ô nhiễm môi trường, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 30/10, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng với các đô thị lớn, hạ tầng không đáp ứng yêu cầu, giao thông bị quá tải thì đề xuất thu phí ô tô vào nội thành là hợp lý nhưng điều quan trọng là triển khai trong bối cảnh nào.
“Ví dụ khi thu phí như thế, chúng ta phải phát triển thêm hệ thống giao thông công cộng để cho người dân lựa chọn phương án tốt hơn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề, doanh nghiệp, người dân đang chịu chi phí rất lớn nên phải cân nhắc trong ngắn hạn. Nhưng về mặt lâu dài, chủ trương thu phí ô tô vào nội thành phải thực hiện”, ông Hoàng Văn Cường cho hay.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nhấn mạnh song trùng với việc thu phí phương tiện cá nhân phải phát triển hệ thống phương tiện công cộng.
Về mức phí theo đề xuất của đơn vị tư vấn tối đa 60.000 đồng, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho biết mức giá này rất khó bình luận.
Theo ông Cường, để hình thành mức giá như vậy cơ quan chức năng phải nghiên cứu rất kỹ, trên cơ sở đánh giá, so sánh mức chi phí, lợi ích giữa việc sử dụng phương tiện cá nhân với sử dụng phương tiện công cộng.
“Rõ ràng một điều rằng khi chúng ta có hệ thống phương tiện công cộng để lựa chọn nhưng anh cứ dùng phương tiện cá nhân để đi, như vậy anh phải trả tiền, trả tiền lợi ích chi phí. Số tiền đó phải được dùng để đầu tư, nâng cấp hạ tầng công cộng”, ông Cường nói.
“Nếu người lao động không có thu nhập cao, đương nhiên họ sẽ không có ô tô. Cũng không phải vì 60.000 đồng đấy mà họ dịch chuyển vào nội đô. Bởi những khu vực này đã đáp ứng phương tiện công cộng cho người dân, nên không bị ảnh hưởng bởi phương án thu phí. Còn nếu bây giờ cứ chặn đường, bất kể người nào cũng thu phí, kể cả xe máy, xe đạp đi qua cũng thu phí thì khi ấy sẽ cản trở toàn bộ các đối tượng tham gia giao thông, như vậy là chưa phù hợp”, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay.
Trước đó, đơn vị tư vấn đề án thu phí phương tiện vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường đã có phần thuyết trình với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội về đối tượng trả phí (là ô tô).
Theo đó, đơn vị tư vấn này đề xuất mức phí với ngày thường (ngày làm việc trong tuần) đối với các xe ô tô cá nhân dưới 9 chỗ (đối tượng chính của thu phí) từ 25.000 đồng đến 60.000 đồng/lượt. Đối với xe ô tô từ 9 chỗ trở lên và xe tải các loại, mức thu đề xuất là từ 15.000 đồng đến 40.000 đồng/lượt.
Đối với các ngày cuối tuần, ngày lễ, phía đơn vị tư vấn đề xuất không thu phí vì trong các ngày này mức độ ùn tắc giao thông thấp hơn so với các ngày làm việc.
Đơn vị tư vấn cũng đề xuất các đối tượng được giảm giá là xe ô tô kinh doanh vận tải (xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe tuyến cố định, xe tải các loại; xe ô tô dưới 9 chỗ của người dân trong khu vực; xe ô tô của cơ quan công sở trong khu vực (sẽ được miễn phí một số lượt nhất định, ngoài số đó sẽ phải trả phí bình thường). Trong khi đó, đối tượng được miễn phí gồm xe ưu tiên theo quy định hiện hành như: xe cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe quân đội; xe công vụ; xe buýt công cộng...
Xem thêm: Dự kiến chi hơn 2.600 tỷ để xây 87 trạm thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.