Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo kết quả điều tra của Bộ Công an, ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) chứ không cho Phạm Công Danh vay, chưa đủ căn cứ xác định ông Bắc Hà giúp sức cho Phạm Công Danh phạm tội, tờ Dân trí đưa tin.
Dự kiến vào ngày 24/7 tới, Tòa án nhân dân TP. HCM sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank) cùng 44 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong phiên tòa này, Hội đồng xét xẻ sẽ triệu tập ông Trần Bắc Hà, ông Đoàn Ánh Sáng (Phó tổng giám đốc BIDV), ông Trần Lục Lang (Phó tổng giám đốc BIDV) đến tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong một diễn mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông báo về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV.
Ủy ban Kiểm tra cũng quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy, Phó tổng giám đốc; cảnh cáo đối với ông Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy, Phó tổng giám đốc BIDV.
Ủy ban cũng yêu cầu Ban Thường vụ đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ đảng ủy BIDV.
Trước đó, như VietnamFinance đã đề cập, theo tài liệu của cơ quan điều tra, để có tiền tăng vốn điều lệ khi tái cơ cấu VNCB, Phạm Công Danh tìm đến BIDV để vay vốn. Phạm Công Danh gặp ông Đoàn Ánh Sáng, Phó tổng giám đốc BIDV phụ trách ban khách hàng doanh nghiệp, và ông Trần Lục Lang, Phó tổng giám đốc phụ trách ban quản lý rủi ro. Qua 2 nhân vật này, Danh đặt vấn đề việc Danh sẽ giới thiệu khách hàng có nhu cầu vay vốn kinh doanh cho BIDV.
Trường hợp khách hàng do VNCB giới thiệu không có đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ hỗ trợ, dùng tài sản của mình cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV.
Khi được lãnh đạo BIDV đồng ý cho vay, Danh chỉ đạo cấp dưới dùng 12 công ty “ma” do mình thành lập, làm khống hồ sơ vay vốn 4.700 tỷ đồng tại BIDV. Tài sản đảm bảo khoản vay gồm 3.070 tỷ đồng là tiền của VNCB gửi tại BIDV và một số tài sản khác của Tập đoàn Thiên Thanh như 6 lô đất sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng), đất 209 Trường Chinh (Đà Nẵng).
Theo kết luận điều tra, quyết định phê duyệt chủ trương cho vay của hội sở là phán quyết tín dụng để các chi nhánh thực hiện cho vay. Khi đến hạn, 12 công ty không trả được nợ nên BIDV đã tự động trừ tiền trên tài khoản tiền gửi của VNCB. Vì bảo lãnh cho các khoản vay nói trên, VNCB bị thiệt hại hơn 2.500 tỷ đồng.
Còn theo thông cáo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Bắc Hà có sai phạm nghiêm trọng về các quy định, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ. Trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại VNCB.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.