Để nhiều DN nhỏ Việt Nam trở thành 'kỳ lân' trên bản đồ kinh tế thế giới

Kỳ Thư - 29/03/2025 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội khẳng định: Nếu có chính sách hỗ trợ tốt, mỗi DN luôn nỗ lực sáng tạo, trong tương lai, nhiều doanh nghiệp nhỏ hôm nay có thể trở thành những "kỳ lân" của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.

Được xem là xương sống của nền kinh tế Việt Nam, nhưng hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện tại, việc nuôi dưỡng các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành các sếu đầu đàn được xem là ưu tiên hàng đầu.

Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance có cuộc trò chuyện với ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

- Theo ông, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam?

Ông Mạc Quốc Anh: Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, không chỉ ở khía cạnh tạo việc làm, đóng góp vào GDP, mà còn là động lực chính cho đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Theo Cục Thống kê, Bộ Tài chính, Việt Nam có gần 1 triệu doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% tổng số doanh nghiệp. Số doanh nghiệp này đóng góp hơn 40 triệu việc làm, chiếm 82% tổng số lao động trong nền kinh tế. Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đóng góp 51% GDP và hơn 30% ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo. Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, hơn 70% sáng kiến đổi mới tại Việt Nam xuất phát từ khu vực tư nhân, trong đó phần lớn là từ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chưa dừng lại tại đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là trụ cột phát triển kinh tế địa phương, giúp phân bổ nguồn lực đồng đều, phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn và thành thị.

So với các tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thích nghi tốt hơn trước những biến động của thị trường. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò nhà cung ứng, đối tác của các tập đoàn lớn, từ đó tạo ra chuỗi giá trị bền vững.

- Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, thế nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, không thể bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp "không muốn lớn", thậm chí muốn lớn cũng không. Nguyên nhân vì sao, thưa ông?

Ông Mạc Quốc Anh: Quả thật, các doanh nghiệp tư nhân, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Tôi cho rằng có 3 lý do chính khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay “không muốn lớn”.

Thứ nhất đó là gánh nặng thuế và chi phí tuân thủ. Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, một doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam mất trung bình 384 giờ mỗi năm để tuân thủ các quy định thuế, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang khó tiếp cận vốn. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp và lịch sử tín dụng minh bạch.

Thứ ba, hệ thống pháp lý phức tạp. Các quy định về đăng ký kinh doanh, thuế, lao động vẫn còn chồng chéo, khiến nhiều hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Bên cạnh 3 lý do chính khiến doanh nghiệp “không muốn lớn” thì vẫn còn một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp muốn lớn cũng khó. Thách thức lớn nhất đó là quá trình mở rộng quy mô.

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu lao động chất lượng cao. Theo Tổng cục Thống kê, hơn 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự có chuyên môn cao. Doanh nghiệp nhỏ khó cạnh tranh với các tập đoàn lớn cả về thương hiệu, giá cả và nguồn lực.

Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang đối mặt với những rủi ro chính sách và môi trường kinh doanh. Biến động chính sách có thể khiến các doanh nghiệp e dè khi mở rộng quy mô.

- Vậy giải pháp nào cho thực trạng này, thưa ông?

Ông Mạc Quốc Anh: Để phát triển bền vững và vươn tầm khu vực, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh, tập trung vào đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Trong đó, nhóm doanh nghiệp này cần tái cấu trúc mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển theo từng giai đoạn, không chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tập trung vào thị trường ngách. Các doanh nghiệp thành công thường bắt đầu từ những thị trường hẹp, sau đó mở rộng dần phạm vi hoạt động.

Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số. Theo khảo sát của Bộ Công thương, chỉ 15% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã áp dụng công nghệ số, trong khi đây là yếu tố sống còn trong thời đại 4.0.

Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ứng dụng công nghệ trong sản xuất và vận hành, như: AI, dữ liệu lớn và IoT,... Những ứng dụng này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng suất.

Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hợp tác để phát triển. Cụ thể, họ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, kết nối với các tập đoàn lớn để học hỏi kinh nghiệm và mở rộng thị trường.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có thể tận dụng các chương trình hỗ trợ của nhà nước để tăng cường “sức khỏe” của doanh nghiệp. Hiện có nhiều quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù vậy các quỹ hỗ trợ này chưa được khai thác hiệu quả.

'70% doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn vay'.

- Để tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trở thành doanh nghiệp lớn, thậm chí là “sếu đầu đàn” có thể dẫn dắt nền kinh tế, theo ông chúng ta cần thêm cơ chế, chính sách gì để hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này?

Ông Mạc Quốc Anh: Để tiếp sức cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, chúng ta có nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, để đưa ra kiến nghị tôi cho rằng cần phải làm đồng bộ 4 nhóm giải pháp chính.

Thứ nhất đó là hoàn thiện khung pháp lý và cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt các điều kiện kinh doanh rườm rà rất quan trọng, điều này có giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô.

Song song với đó, Việt Nam cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng, hạn chế tình trạng doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn có lợi thế quá lớn, gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy mạnh chương trình hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp thứ hai, đó là cần hỗ trợ tài chính và tiếp cận vốn. Việt Nam cần phải thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 70% doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng. Việc có quỹ bảo lãnh giúp giảm rủi ro cho ngân hàng, từ đó doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn hơn.

Thứ ba, Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ. Hiện nay, 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu lao động chất lượng cao, do đó cần liên kết giữa doanh nghiệp và các trường đại học để đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế.

Chúng ta cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại với chi phí hợp lý.

Thứ tư, Việt Nam cần kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ với thị trường quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, do đó cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn quốc tế.

Đẩy mạnh thương mại điện tử và xuất khẩu trực tuyến: Hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng qua các nền tảng như Amazon, Alibaba, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tóm lại, doanh nghiệp vừa và nhỏ là xương sống của nền kinh tế Việt Nam, nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.

Để thúc đẩy khu vực này phát triển, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ từ Chính phủ với các chính sách hỗ trợ thiết thực, đồng thời bản thân doanh nghiệp cũng phải chủ động đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu làm tốt, trong tương lai, nhiều doanh nghiệp nhỏ hôm nay có thể trở thành những "kỳ lân" của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.

Xin cảm ơn ông!

'Huy động, sử dụng nguồn vốn vay bù đắp bội chi ngân sách TƯ, trả nợ gốc, lãi năm 2021 chưa hợp lý'

'Huy động, sử dụng nguồn vốn vay bù đắp bội chi ngân sách TƯ, trả nợ gốc, lãi năm 2021 chưa hợp lý'

Tiêu điểm 1 năm
(VNF) - Đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, việc huy động, sử dụng nguồn vốn vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc, lãi năm 2021 chưa hợp lý, chưa đúng yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc vay, trả nợ.
Cùng chuyên mục
Cảnh hoang tàn sau động đất rung chuyển Myanmar, Thái Lan

Cảnh hoang tàn sau động đất rung chuyển Myanmar, Thái Lan

28/03/25 16:51 (GMT+7)

Trận động đất mạnh 7,7 độ khiến nhiều tòa nhà bị đổ sập ở Myanmar và Thái Lan vào ngày 28/3.

Ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

28/03/25 12:15 (GMT+7)

(VNF) - Ông Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy Hạ Long được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.

'Việt Nam cần chuẩn bị kịch bản xấu nhất trước 'vũ khí' thuế quan của Mỹ'

'Việt Nam cần chuẩn bị kịch bản xấu nhất trước 'vũ khí' thuế quan của Mỹ'

28/03/25 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Trước các biến động về chính sách thuế quan của Mỹ, các chuyên gia nhận định Việt Nam cần chuẩn bị nhiều phương án ứng phó, từ đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, tận dụng các hiệp định thương mại đến đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Các bị cáo xin giải tỏa tài sản kê biên

Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Các bị cáo xin giải tỏa tài sản kê biên

27/03/25 13:35 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 27/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.

ĐBQH: Nên đốt thẻ Visa cho người âm để tránh ô nhiễm

ĐBQH: Nên đốt thẻ Visa cho người âm để tránh ô nhiễm

26/03/25 17:38 (GMT+7)

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm.

Bộ Nội vụ xin bảo lưu lương công chức 6 tháng sau sáp nhập

Bộ Nội vụ xin bảo lưu lương công chức 6 tháng sau sáp nhập

26/03/25 16:45 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất bảo lưu chế độ, tiền lương và phụ cấp chức vụ trong 6 tháng cho cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị hành chính cũ sang làm việc tại các tỉnh, xã sau sáp nhập.

Sáp nhập tỉnh thành: Tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả  đầu tư công

Sáp nhập tỉnh thành: Tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư công

26/03/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, sáp nhập tỉnh, thành sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công vào các dự án quy mô lớn, tuy nhiên, việc này cũng gây ra một số thách thức cho mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, trong đó tâm lý cán bộ là một trong những rào cản lớn nhất.

‘Quy định mức thuế 10% chung cho mọi loại hình báo chí’

‘Quy định mức thuế 10% chung cho mọi loại hình báo chí’

26/03/25 14:50 (GMT+7)

(VNF) - Sau nhiều ý kiến góp ý về việc áp dụng mức thuế suất chung cho các loại hình báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói sẽ tiếp thu phương án này trong dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi.

Lịch sử 4 dự án có dấu hiệu lãng phí vừa vào diện 'theo dõi' của TW

Lịch sử 4 dự án có dấu hiệu lãng phí vừa vào diện 'theo dõi' của TW

26/03/25 14:28 (GMT+7)

(VNF) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã thống nhất đưa 4 vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Bị cáo xin nộp thêm tiền khắc phục hậu quả

Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Bị cáo xin nộp thêm tiền khắc phục hậu quả

26/03/25 14:25 (GMT+7)

(VNF) - Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), dự kiến mở từ ngày 25/3 và kết thúc vào ngày 21/4

Đề xuất tăng lương chuyên gia lên 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất tăng lương chuyên gia lên 80 triệu đồng/tháng

26/03/25 11:59 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.

Đặt tên xã mới theo tên huyện cũ gắn số thứ tự: Cách dễ hình dung vị trí địa lý

Đặt tên xã mới theo tên huyện cũ gắn số thứ tự: Cách dễ hình dung vị trí địa lý

26/03/25 10:28 (GMT+7)

(VNF) - Việc đặt tên xã mới theo tên huyện trước cũ có gắn số thứ tự không chỉ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhiều người, mà còn giúp dễ hình dung về vị trí địa lý.

Thuế nhập khẩu sẽ ô tô điều chỉnh giảm mạnh?

Thuế nhập khẩu sẽ ô tô điều chỉnh giảm mạnh?

26/03/25 10:24 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với ô tô thuộc 3 mã hàng HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51 về cùng một mức thuế suất là 32%. Dự kiến, ngân sách sẽ hụt thu hơn 220 tỷ đồng.

'Tăng trưởng quý I sẽ thấp hơn kịch bản đề ra'

'Tăng trưởng quý I sẽ thấp hơn kịch bản đề ra'

26/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia dự báo, tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam chỉ ở mức 7%, thấp hơn kịch bản đặt ra là 7,7%.

Dự kiến 11 tỉnh, thành và 39 xã không nằm trong diện sắp xếp

Dự kiến 11 tỉnh, thành và 39 xã không nằm trong diện sắp xếp

25/03/25 21:59 (GMT+7)

(VNF) - Dự kiến có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 39 đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước không thuộc diện sắp xếp theo dự thảo Nghị quyết về tái cấu trúc đơn vị hành chính.

Tổng Bí thư: 'Không để cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý'

Tổng Bí thư: 'Không để cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý'

25/03/25 19:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới như cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng Bí thư yêu cầu không để ra tình trạng cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý.

Tổng Bí thư nói về số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới

Tổng Bí thư nói về số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới

25/03/25 13:56 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư cho biết, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cơ bản tán thành định hướng số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.

Chủ tịch Quốc hội: Giảm khoảng 50% số tỉnh, bỏ 696 đơn vị cấp huyện

Chủ tịch Quốc hội: Giảm khoảng 50% số tỉnh, bỏ 696 đơn vị cấp huyện

25/03/25 13:46 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giảm 50% số tỉnh, thành; bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện nếu sửa xong Hiến pháp.

Ba anh em Trịnh Văn Quyết nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Ba anh em Trịnh Văn Quyết nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả

25/03/25 11:29 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 25/3, ba tháng sau lần hoãn đầu tiên, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Ngay trước phiên tòa, ba anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Chuyển 85% nhiệm vụ cấp huyện xuống xã sau sáp nhập

Chuyển 85% nhiệm vụ cấp huyện xuống xã sau sáp nhập

25/03/25 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.

'Ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, nguy cơ tử vong cao'

'Ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, nguy cơ tử vong cao'

25/03/25 11:08 (GMT+7)

(VNF) - Theo hội đồng xét xử, bệnh viện xác nhận ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, phải thở máy và nguy cơ tử vong cao nên không thể ra tòa.

'Việt Nam chưa thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu'

'Việt Nam chưa thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu'

25/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù đang có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng ông Jack Nguyễn, Giám đốc Điều hành InCorp Vietnam cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ba anh em ông Trịnh Văn Quyết nộp 800 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Ba anh em ông Trịnh Văn Quyết nộp 800 tỷ đồng khắc phục hậu quả

24/03/25 15:21 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 25/3, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết. Phiên tòa được tổ chức sau khi ông Quyết và nhiều bị cáo trong vụ án có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong nhiều ngày.

Tin khác
Tổng Bí thư: Kinh tế tư nhân động lực phát triển quan trọng nhất hiện nay

Tổng Bí thư: Kinh tế tư nhân động lực phát triển quan trọng nhất hiện nay

(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Phải xác định kinh tế tư nhân là chiến lược, là chính sách lâu dài, là động lực phát triển quan trọng nhất hiện nay”.

Cảnh hoang tàn sau động đất rung chuyển Myanmar, Thái Lan

Cảnh hoang tàn sau động đất rung chuyển Myanmar, Thái Lan

Ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

'Việt Nam cần chuẩn bị kịch bản xấu nhất trước 'vũ khí' thuế quan của Mỹ'

'Việt Nam cần chuẩn bị kịch bản xấu nhất trước 'vũ khí' thuế quan của Mỹ'

Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Các bị cáo xin giải tỏa tài sản kê biên

Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Các bị cáo xin giải tỏa tài sản kê biên

ĐBQH: Nên đốt thẻ Visa cho người âm để tránh ô nhiễm

ĐBQH: Nên đốt thẻ Visa cho người âm để tránh ô nhiễm

Bộ Nội vụ xin bảo lưu lương công chức 6 tháng sau sáp nhập

Bộ Nội vụ xin bảo lưu lương công chức 6 tháng sau sáp nhập

Sáp nhập tỉnh thành: Tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả  đầu tư công

Sáp nhập tỉnh thành: Tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư công

‘Quy định mức thuế 10% chung cho mọi loại hình báo chí’

‘Quy định mức thuế 10% chung cho mọi loại hình báo chí’

Lịch sử 4 dự án có dấu hiệu lãng phí vừa vào diện 'theo dõi' của TW

Lịch sử 4 dự án có dấu hiệu lãng phí vừa vào diện 'theo dõi' của TW

Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Bị cáo xin nộp thêm tiền khắc phục hậu quả

Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Bị cáo xin nộp thêm tiền khắc phục hậu quả

Đề xuất tăng lương chuyên gia lên 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất tăng lương chuyên gia lên 80 triệu đồng/tháng

Đặt tên xã mới theo tên huyện cũ gắn số thứ tự: Cách dễ hình dung vị trí địa lý

Đặt tên xã mới theo tên huyện cũ gắn số thứ tự: Cách dễ hình dung vị trí địa lý

Thuế nhập khẩu sẽ ô tô điều chỉnh giảm mạnh?

Thuế nhập khẩu sẽ ô tô điều chỉnh giảm mạnh?

'Tăng trưởng quý I sẽ thấp hơn kịch bản đề ra'

'Tăng trưởng quý I sẽ thấp hơn kịch bản đề ra'

Dự kiến 11 tỉnh, thành và 39 xã không nằm trong diện sắp xếp

Dự kiến 11 tỉnh, thành và 39 xã không nằm trong diện sắp xếp

Tổng Bí thư: 'Không để cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý'

Tổng Bí thư: 'Không để cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý'

Tổng Bí thư nói về số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới

Tổng Bí thư nói về số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới

Chủ tịch Quốc hội: Giảm khoảng 50% số tỉnh, bỏ 696 đơn vị cấp huyện

Chủ tịch Quốc hội: Giảm khoảng 50% số tỉnh, bỏ 696 đơn vị cấp huyện

Ba anh em Trịnh Văn Quyết nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Ba anh em Trịnh Văn Quyết nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Chuyển 85% nhiệm vụ cấp huyện xuống xã sau sáp nhập

Chuyển 85% nhiệm vụ cấp huyện xuống xã sau sáp nhập

'Ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, nguy cơ tử vong cao'

'Ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, nguy cơ tử vong cao'

'Việt Nam chưa thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu'

'Việt Nam chưa thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu'

Ba anh em ông Trịnh Văn Quyết nộp 800 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Ba anh em ông Trịnh Văn Quyết nộp 800 tỷ đồng khắc phục hậu quả