Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thay thế cho Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.
Cơ quan này cho biết sau 7 năm triển khai thực hiện Thông tư 02, các căn cứ, cơ sở xây dựng Thông tư 02 đều đã được sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, từ thực tiễn triển khai quy định tại Thông tư 02 trong những năm qua, NHNN nhận được nhiều ý kiến của các TCTD (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cũng như phản ánh của các đơn vị về những bất cấp giữa quy định tại Thông tư 02 và các quy định của pháp luật có liên quan.
"Từ các lý do trên, việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư 02 là cần thiết, tạo thuận lợi cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện", phía NHNN cho hay.
Dự thảo Thông tư sửa đổi nhiều chi tiết, trong đó có một số nội dung đáng chú ý.
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo thông tư bổ sung nhiều hoạt động phải tiến hành phân loại, trích lập dự phòng rủi ro và dùng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, bao gồm: hoạt động mua, bán nợ; hoạt động mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Cùng với đó là hoạt động mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoạt động mua hẳn kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước.
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 146đ Luật các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung).
Các khoản cho vay, tiền gửi của TCTD hỗ trợ tại TCTD được kiểm soát đặc biệt được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 9 Điều 148đ Luật Các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung).
Thứ hai, về đối tượng áp dụng, dự thảo thông tư chỉnh sửa quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 02 cho chặt chẽ, phù hợp với thực tế, đảm bảo việc phân loại nợ của TCTD thực hiện phương án cơ cấu lại phản ánh đúng chất lượng tín dụng và chỉ áp dụng cơ chế khác khi TCTD bị lỗ và tối đa là cân bằng thu chi.
Cụ thể, TCTD trong thời gian triển khai phương án cơ cấu lại, hợp nhất, sáp nhập có khó khăn về tài chính báo cáo NHNN xem xét, quyết định việc trích lập dự phòng rủi ro; trường hợp số tiền trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hàng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi.
Thứ ba, dự thảo thông tư sửa nhiều khái niệm, trong đó đáng chú ý có sửa khái niệm “nợ xấu” thành "nợ xấu nội bảng". Đồng thời, bổ sung khái niệm về tài sản bảo đảm (TSBĐ), theo đó bao gồm cả các tài sản cho thuê tài chính trong hoạt động cho thuê tài chính; công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá; trái phiếu Chính phủ trong hoạt động mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Thứ tư, dự thảo thông tư bổ sung quy định về thời gian định giá tài sản bảo đảm, theo đó, định kỳ định giá tài sản bảo đảm tối thiểu mỗi quý một lần đối với động sản và 6 tháng một lần đối với bất động sản; tối thiểu mỗi năm một lần đối với tài sản bảo đảm quy định tại điểm d(ii) khoản 3 Điều 12 Thông tư.
Phía NHNN cho biết việc bổ sung này là để cho rõ ràng quy định, làm cơ sở để các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thống nhất.
Bên cạnh đó, dự thảo thông tư cũng tăng tần suất phân loại nợ. Theo đó, ít nhất mỗi tháng một lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng trước liền kề và gửi kết quả tự phân loại cho CIC.
Theo quy định hiện hành, ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.
Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán.
Dự thảo thông tư cũng quy định, trong thời gian tối đa 3 ngày kể từ ngày nhận được tổng hợp danh sách khách hàng của CIC, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng (thay vì 5 ngày như quy định hiện hành).
Những sự thay đổi này cũng sẽ kéo theo sự thay đổi về thời gian phải trích lập đủ số tiền dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Ngoài ra, dự thảo thông tư bỏ quy định thủ tục hành chính về việc NHNN chấp thuận cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính và sửa đổi, bổ sung theo hướng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài muốn thực hiện việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính thì gửi văn bản đăng ký thực hiện cho NHNN, trong đó phải chứng minh đáp ứng các điều kiện theo quy định tại thông tư.
Một điểm đáng chú ý khác là dự thảo thông tư bổ sung quy định về trách nhiệm không được thông báo cho khách hàng khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trường hợp khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đã được bán. Phía NHNN cho biết điều này là nhằm "phù hợp với thực tế và đảm bảo chặt chẽ".
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.