Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri TP. Hà Nội về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải cho biết thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, tháng 3/2022, cơ quan này và UBND TP. Hà Nội đã họp để phân định rõ trách nhiệm làm cơ quan chủ quản đầu tư các hạng mục thuộc tổ hợp ga Ngọc Hồi.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đầu tư các hạng mục với chức năng lập tàu của đường sắt quốc gia và UBND TP. Hà Nội sẽ đầu tư các hạng mục khu Depot thuộc dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
Để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các hạng mục thuộc đường sắt quốc gia trong tổ hợp ga Ngọc Hồi, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan của dự án đường sắt đô thị Hà Nội Yên Viên - Ngọc Hồi để UBND TP. Hà Nội chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư khu Depot và dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi theo thẩm quyền.
Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho UBND TP. Hà Nội triển khai thực hiện dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2004, với chiều dài 28,7km, quy mô đường đôi khổ lồng 1.000mm và 1.435mm.
Đến năm 2007, Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, tách ra làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng tổ hợp Ngọc Hồi và đoạn Gia Lâm - Giáp Bát với tổng mức đầu tư 19.460 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản hơn 13.970 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam là 5.480 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
Giai đoạn 2 gồm xây dựng đoạn Giáp Bát - Ngọc Hồi và đoạn Yên Viên - Gia Lâm. Trong đó, giai đoạn 2A cho đoạn Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5,6km, tổng mức đầu tư 24.825 tỷ đồng (trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản là hơn 20.340 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.470 tỷ đồng).
Dự án được giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Năm 2009, doanh nghiệp này đã ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật dự án với phía Nhật Bản. Nhà thầu tư vấn Nhật Bản là liên doanh 5 công ty mà đứng đầu là Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC).
Năm 2014, nhiều quan chức của Ban Quản lý dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị truy cứu hình sự vì nhận hối lộ của Công ty Tư vấn JTC Nhật Bản.
Sau loạt bê bối, dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi được chuyển giao chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, dự án vẫn chỉ tập trung vào giải phóng mặt bằng, thiết kế, lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu chính, chưa triển khai được gói thầu thi công, xây lắp nào.
Dự án tiếp tục được điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm 2024. Đồng thời, tổng mức đầu tư cũng được tính toán lại, từ mức 9.197 tỷ đồng, được điều chỉnh tăng lên thành 44.000 tỷ đồng vào năm 2018, rồi tiếp tục tăng lên 81.537 tỷ đồng vào năm 2019 (đội vốn gấp 9 lần so với ban đầu).
Giải thích về dự án chậm triển khai và tăng vốn, Bộ Giao thông Vận tải cho biết do dự án có quy mô lớn, kỹ thuật - công nghệ mới, quá trình triển khai đã gặp phải nhiều khó khăn như xác định vị trí, phương án kiến trúc cầu đường sắt mới vượt sông Hồng; điều chỉnh hướng tuyến đoạn Gia Lâm đến ga Nam Long Biên để phù hợp với vị trí cầu mới; vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật và cơ chế tài chính, trượt giá xây dựng trong thời gian thực hiện.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.