Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trước diễn biến nhanh và phức tạp trên toàn thế giới của dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam quyết định tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Anh quốc) trong vòng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam; tạm dừng việc cấp thị thực tại cửa khẩu.
Các quyết định nêu trên có hiệu lực 30 ngày kể từ 12h ngày 15/3/2020 và không áp dụng với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao và công vụ.
Các trường hợp người nước ngoài là chuyên gia, quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao khi nhập cảnh phải qua kiểm tra y tế và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp tại doanh nghiệp, cơ sở lưu trú theo đúng quy định.
Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 57 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có nhiều ca là du khách từ Anh hoặc sau khi bay từ Anh về.
Chính phủ Đức ngày 15/3 thông báo sẽ tăng cường kiểm soát biên giới với 5 nước láng giềng, gồm Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Luxembourg và Đan Mạch.
Cả Đức và 5 nước láng giềng đều nằm trong khối Schengen, khu vực đi lại tự do tại châu Âu. Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết biện pháp kiểm soát biên giới lần này không áp dụng đối với hàng hóa.
Theo truyền thông địa phương, việc siết chặt kiểm soát biên giới cũng nhằm ngăn chặn tình trạng người nước ngoài kéo sang Đức để mua hàng hóa tích trữ tại các cửa hàng.
Số ca mắc Covid-19 tại Đức trong ngày 15/3 đã tăng lên tới 5.813 trường hợp, trong đó có 13 người tử vong.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tối 9/3 đã ban hành sắc lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước nhằm ứng phó với dịch Covid-19. Quyết định có hiệu lực từ ngày 10/3-3/4.
Một số nội dung cơ bản của sắc lệnh mới bao gồm: đóng cửa các trường học ở tất cả các cấp và trường đại học; ngừng tất cả các hoạt động thể thao, kể cả giải bóng đá Serie A; nghiêm cấm tất cả các sự kiện tụ tập đông người nơi công cộng, đám cưới, đám tang…
Toàn bộ lãnh thổ với dân số 60 triệu dân của Italy sẽ phải hạn chế di chuyển trừ những trường hợp vô cùng khẩn cấp. Italy cũng sẽ tăng cường kiểm soát tại các nhà ga, sân bay và cấm tất cả du thuyền cập cảng.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 14/3 cũng đã thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc từ 8h ngày 16/3. Người dân chỉ được phép rời khỏi nhà để mua thức ăn và thuốc men, đến bệnh viện và ngân hàng, hoặc chuyến đi liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và người già.
Tây Ban Nha cũng đóng cửa tất cả trường học, nhà hàng, quán bar và khách sạn trên toàn quốc, cùng với các cửa hàng không thiết yếu, một bước mà một số quốc gia đã thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/3 tuyên bố cấm người đến từ hầu hết các nước châu Âu trong 30 ngày kể từ đêm 13/3. Lệnh cấm có hiệu lực với 26 quốc gia thuộc khối Schengen, không gồm Anh và Ireland.
Tới ngày 14/3, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố mở rộng lệnh cấm đi lại từ châu Âu vào Mỹ, bao gồm cả Anh và Ireland.
Giới chức Mỹ hiện đang kêu gọi người dân, đặc biệt là người cao tuổi và người có vấn đề về sức khỏe, ở nhà và tránh các hoạt động tập trung đông người. Hầu hết các bang ở Mỹ đều đã cấm các hoạt động đông người, các trung tâm giải trí đều đã đóng cửa và các trường học đều cho học sinh nghỉ học và tiến hành học trực tuyến. Hầu hết các công ty đều đã cho phép nhân viên được làm việc ở nhà.
Hơn 50.000 nhà hàng ở New York dự kiến sẽ đóng cửa vào sáng 17/3. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ngày 15/3 đã khuyến cáo các đơn vị tổ chức nên hủy bỏ hoặc hoãn các sự kiện trực tiếp có quy mô trên toàn nước Mỹ.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 12/3 đã đưa ra các biện pháp cách ly cộng đồng mà ông gọi là "đóng cửa" thủ đô nhằm ngăn virus SARS-CoV-2 lây lan.
Cụ thể, ông tuyên bố ngừng hoạt động đi lại bằng đường không, đường biển và đường bộ nội địa đến và đi từ thủ đô Manila.
Ông đã thông qua nghị quyết cho phép thực thi hàng loạt biện pháp hạn chế, bao gồm lệnh cấm tụ tập đông người, đóng cửa trường học một tháng, cách ly những cộng đồng đã phát hiện trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng như ngừng hoạt động ra vào Manila.
Lệnh phong tỏa Manila đã được triển khai sau khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở quốc gia Đông Nam Á đã nhanh chóng tăng gấp 2 lần trong vài ngày qua, đến chiều 15/3 lên tới 140 ca, với 11 ca tử vong.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 15/3 xác nhận nước này có thêm 7 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và ban lệnh cách ly đối với 7 bang trên cả nước. Mọi hoạt động trừ phân phối thực phẩm, dịch vụ y tế, giao thông và an ninh sẽ phải ngừng từ 5h sáng ngày 16/3.
Theo kênh Channel News Asia, toàn bộ các ca nhiễm mới đều nhập cảnh từ nước ngoài. Tổng số ca mắc bệnh Covid-19 ở Venezuela hiện là 17 người.
Singapore yêu cầu tất cả những người nhập cảnh Singapore từ các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Thuỵ Sĩ phải ở nhà (cách ly tại chỗ) trong 14 ngày.
Theo Bộ Y tế Singapore, thông báo này có hiệu lực từ 23h59 ngày 16/3, và áp dụng với tất cả mọi người nhập cảnh, kể cả người sống ở Singapore, người có thẻ nhập cảnh nhanh hoặc du khách.
Theo đó, người bị hạn chế phải ở nhà toàn thời gian trong 14 ngày sau khi nhập cảnh. Họ có thể được kiểm tra Covid-19 ngay cả khi không có triệu chứng và phải cung cấp thông tin về nơi cư trú trong 14 ngày cách ly như đăng ký khách sạn cho toàn bộ thời gian trên hoặc địa chỉ của người thân, quen.
Ngoài ra, du khách đến du lịch ngắn hạn quốc tịch ở các nước Đông Nam Á phải trình các chứng từ y tế theo yêu cầu của nhà chức trách đến cơ quan phụ trách vấn đề hải ngoại của Singapore ở nước mình trước ngày dự định khởi hành.
Những chứng từ này phải được Bộ Y tế Singapore phê duyệt trước khi khởi hành và được xác minh khi nhập cảnh. Không có những giấy tờ trên, du khách sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Singapore.
Thái Lan đã đình chỉ chính sách miễn thị thực cho du khách từ Hồng Kông, Hàn Quốc và Ý; tạm ngưng cấp visa cho khách du lịch từ Bulgaria, Bhutan, Síp, Ethiopia, Fiji, Georgia, Ấn Độ, Kazakhstan, Malta, Mexico, Nauru, Papua New Guinea, Romania, Nga, Ả Rập Saudi, Uzbekistan, Vanuatu và Trung Quốc.
Khách du lịch muốn nhập cảnh phải nộp đơn xin visa trước và xuất trình giấy chứng nhận y tế âm tính với Covid-19.
Từ ngày 15/3, Nga cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài đi qua đường biên giới trên bộ của nước này với Ba Lan và Na Uy.
Quy định mới không có hiệu lực đối với công dân Belarus, phái đoàn và cá nhân công vụ, những người có giấy phép cư trú tại Liên bang Nga. Đến sáng 14/3, Nga có 48 ca nhiễm virus corona và chưa có ca tử vong nào.
Trước đó, Moscow đã tiến hành đóng cửa hầu hết điểm nhập cảnh dọc biên giới 4.200 km với Trung Quốc, yêu cầu mọi người trở về từ các khu vực có nguy cơ cao tự cách ly và tạm thời cấm công dân Trung Quốc nhập cảnh nước này.
Công ty đường sắt Nga ngày 15/3 thông báo ngừng cung cấp dịch vụ vận tải đến và đi từ Ukraine và Moldova từ ngày 17/3. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm virus nguy hiểm trên tại Nga đã lên tới 59 ca.
Tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch ngày 15/3, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã quyết định thực hiện "sách lược phòng ngự tích cực hơn" với việc đưa ra hàng loạt các biện pháp kiểm soát mạnh tay và quyết liệt.
Theo đó, Bắc Kinh sẽ thực hiện những biện pháp kiểm dịch nhập cảnh nghiêm ngặt nhất, tăng cường quản lý các chuyến bay quốc tế hạ cánh tại đây, tất cả những người có triệu chứng sẽ bị từ chối lên máy bay để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của hành khách.
Bên cạnh việc thực hiện theo dõi y tế tập trung bắt buộc 14 ngày có thu phí đối với hành khách trên các chuyến bay nước ngoài và đến từ Hong Kong, Macao, Đài Loan, thành phố này còn yêu cầu tiến hành kiểm tra bắt buộc và xét nghiệm đối với tất cả các trường hợp khi phát hiện có triệu chứng, có bệnh nền, có manh mối và thấy cần thiết.
Xem thêm >> Số ca nhiễm ‘ngoại nhập’ vượt xa trong nước, Bắc Kinh thu phí cách ly khách quốc tế
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.