Điểm chuẩn, tuyển sinh 2018 của Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội): 4 phương thức
Thanh Tâm -
19/05/2018 18:07 (GMT+7)
(VNF) - Tuyển sinh 2018: Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh theo 4 phương thức, trong đó trường xét tuyển theo Kết quả thi THPT quốc gia theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng. Điểm chuẩn của ĐH Kinh tế sẽ được công bố sau khi có điểm thi THPT Quốc gia 2018.
Năm 2018, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN xét tuyểncăn cứ kết quả bài thi THPT quốc gia; kết quả thi đánh giá năng lực; chứng chỉ quốc tế A-Level; kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT.
Đối tượng tuyển sinh ại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội): Người đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) trong năm đăng ký dự thi; người đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (gọi chung là tốt nghiệp trung học) và có bằng tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định và không trong thời gian bị kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Phạm vi tuyển sinh: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tuyển sinh tất cả các thí sinh trên phạm vi cả nước.
Phương thức tuyển sinh ại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội): Xét tuyển.
Trường ĐH Kinh tế xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng; Kết quả thi đánh giá năng lực còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức; Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK, gọi tắt là chứng chỉ A-Level); Kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ).
Đợt xét tuyển bổ sung thực hiện như ở phía trên, trong đó các quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng sẽ được công bố trên website của ĐHQGHN và của Trường ĐH Kinh tế (nếu có). Thời gian xét tuyển (dự kiến) trước 13/8/2018.
Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) cụ thể từng ngành như sau:
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01); Toán, Lịch sử, Tiếng Anh (D09); Toán, Địa lý, Tiếng Anh (D10); Toán, Vật Lý, Tiếng Anh (A01) (các tổ hợp này điểm môn Tiếng Anh*2).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội):
Xét tuyển dựa trên kết quả THPT quốc gia: Thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN quy định.
Xét tuyển dựa trên kết quả thi ĐGNL: Thí sinh có kết quả thi ĐGNL đạt từ 70,00/140,00 điểm trở lên và chưa nhập học vào bất kỳ đơn vị đào tạo nào của ĐHQGHN.
Xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế A-Level: Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký xét tuyển.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ): Thí sinh đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (Trường ĐH Kinh tế nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh có kết quả SAT trong khoảng thời gian 05 năm kể từ ngày dự thi).
Thời gian, hình thức đăng ký xét tuyển Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội):
Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2018 (ĐKXT đợt 1): Thí sinh nộp phiếu ĐKXT, hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia, lệ phí ĐKXT theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo quy định của Sở GDĐT.
Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2018 (ĐKXT đợt bổ sung): Thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định tại Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế
Thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL còn hạn sử dụng của ĐHQGHN, chứng chỉ A-level và kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (ĐKXT đợt 1 và đợt bổ sung): Nộp hồ sơ ĐKXT theo kế hoạch của ĐHQGHN.
Quy trình xét tuyển Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội): Thực hiện theo đúng quy chế, hướng dẫn công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn công tác tuyển sinh của ĐHQGHN. Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN.
Học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại Trường ĐH Kinh tế phải đỗ tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: (1) Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế; (2) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN; (3) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm; (4) Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia; (5) Đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT và có tổng điểm 4 bài thi/môn thi tốt nghiệp THPT đạt tối thiểu 28,0 điểm trong đó không có điểm bài thi/môn thi nào dưới 5,0 điểm;
Xét tuyển thí sinh thuộc các huyện nghèo và dân tộc rất ít người: Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Điều kiện: Thí sinh đạt học lực các năm học lớp 10, 11 và 12 loại giỏi.
Ưu tiên xét tuyển đối với các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử), đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT, có kết quả thi THPT quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.
Dự bị đại học là các đối thượng học sinh đã tốt nghiệp các trường dự bị đại học có kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 thuộc một trong các tổ hợp sau: (1) Toán học, Vật lý, Hóa học; (2) Toán học, Vật lý, Tiếng Anh; (3) Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Lệ phí xét tuyển/thi tuyển Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội): Theo quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN. Cụ thể, học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có), học phí áp dụng theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015.
Các chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23: mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2018 là: 140 triệu đồng/Khóa, tương ứng 3,5 triệu đồng/ tháng. Mức học phí chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh liên kết với ĐH Troy, Hoa Kỳ: 248 triệu đồng/khóa, tương ứng khoảng 5,6 triệu đồng/tháng
Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) có địa chỉ tại 144 đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.