Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Năm 2018, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức khảo sát ý kiến mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Kết quả khảo sát đã phần nào phản ánh những đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính hải quan trong năm, cũng như những kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp đối với ngành hải quan trong thời gian tới.
Được biết, tham gia cuộc khảo sát năm 2018 có 3.061 doanh nghiệp, trong đó có 46% doanh nghiệp tư nhân trong nước, 33% thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 17% từ các doanh nghiệp nhà nước.
Kết quả khảo sát được đưa ra tại Hội nghị công bố Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018 do VCCI và Tổng cục Hải quan phối hợp tổ chức cho thấy đối với vấn đề tiếp cận thông tin, các doanh nghiệp nhận định việc tiếp cận thông tin thủ tục hành chính xuất nhập khẩu là tương đối thuận lợi.
Mặc dù vậy, vẫn có 56% doanh nghiệp cho biết đã từng gặp vướng mắc khi tìm hiểu thông tin về thủ tục hải quan (năm 2015 là 54%). Khi gặp vướng mắc, 94% doanh nghiệp thường tìm sự hỗ trợ hoặc gửi câu hỏi tới các cục hải quan tỉnh/thành phố, kế đến là Tổng cục Hải quan (65%), Bộ Tài chính (5%), các hội/hiệp hội doanh nghiệp, công ty/văn phòng luật (51%) hoặc tới các cá nhân, tổ chức khác như: các doanh nghiệp cùng ngành, đại lý hải quan, doanh nghiệp dịch vụ logistics, các diễn đàn thảo luận trên mạng internet (26%).
Các doanh nghiệp đánh giá tích cực nhất về sự phản hồi của các cục hải quan địa phương (59% hài lòng), kế đến là Tổng cục Hải quan (50%), các hội/hiệp hội doanh nghiệp (41%), Bộ Tài chính (38%), các công ty/văn phòng luật (38%).
Cũng tại hội nghị, đánh giá về việc thực hiện thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2018, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho hay cơ quan hải quan vẫn cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện thủ tục, nhất là với một số thủ tục có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá là khó vẫn cao hơn tỷ lệ được đánh giá là dễ và rất dễ.
Cũng theo ông Tuấn, đánh giá theo mức tích cực của doanh nghiệp về thủ tục hải quan năm 2018 đã tăng gấp đôi so với năm 2015 là sự thay đổi rất lớn của ngành hải quan, nhưng không gian cải cách vẫn còn nhiều.
“Cơ quan Hải quan cần nỗ lực nhiều hơn trong một số lĩnh vực như hoàn thuế và không thu thuế, kiểm tra sau thông quan vì khi đánh giá việc thực hiện các thủ tục này, tỷ lệ doanh nghiệp cho đây là khâu khó khăn vẫn còn rất lớn.
Một số khó khăn cụ thể của các doanh nghiệp thường gặp bao gồm quy định hay thay đổi, doanh nghiệp phải in, nộp giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, sự hướng dẫn chưa đầy đủ hay sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước khác. Vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp phản ánh họ được yêu cầu nộp thêm giấy tờ ngoài quy định”, ông Tuấn cho biết.
Về vấn đề chi phí ngoài quy định trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, khảo sát năm 2018 cho thấy có 56% doanh nghiệp cho biết không chi trả loại chi phí này. Bên cạnh con số 26% doanh nghiệp lựa chọn phương án “Không biết”, có 18% doanh nghiệp thừa nhận là có trả chi phí ngoài quy định.
Cũng theo số liệu khảo sát được đưa ra trong báo cáo, có 52% doanh nghiệp cho biết không bị phân biệt đối xử nếu không chi trả chi phí ngoài quy định và có 34% doanh nghiệp không biết có bị phân biệt đối xử hay không. 15% doanh nghiệp cho rằng bị phân biệt đối xử nếu không trả chi phí ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu.
“Trong số các doanh nghiệp nhận thấy bị phân biệt đối xử, hình thức phổ biến là kéo dài thời gian làm thủ tục (93%). Ngoài ra, 69% phản hồi cho rằng doanh nghiệp có thể bị gây khó khăn trong lần làm thủ tục sau. Các hình thức phân biệt khác bao gồm: yêu cầu giấy tờ, chứng từ không theo quy định (48%) và thái độ không văn minh lịch sự (41%)”, kết quả khảo sát nêu rõ.
Phát biểu tại hội nghị này, ông Hoàng Việt Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cũng đã nhấn mạnh sự quan tâm đến chi phí ngoài quy định của cộng đồng doanh nghiệp và cho biết ngành hải quan đặc biệt quan tâm đến việc chống phiền hà, sách nhiễu tiễu cực trong nội bộ.
“Ngành đã rà soát và đang triển khai một loạt giải pháp như quy định thanh tra kiểm tra, đã định danh, định dạng 300 hành vi gây phiền hà sách nhiễu tiêu cực để làm cơ sở giám sát”, ông Cường cho biết.
Cũng theo ông Cường, ngành hải quan đã mô tả 183 vị trí việc làm và sẽ tiếp tục đánh giá lại thực trạng để sắp xếp phù hợp hơn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.