Doanh nghiệp ngại trả lời, Hải quan né phản hồi doanh nghiệp

Tố Nga - 27/09/2016 07:49 (GMT+7)

(VNF) - "Hiện nay các doanh nghiệp rất ngại trả lời phiếu khảo sát có nhắc đến Hải quan, kể cả là phiếu của World Bank. Tôi cũng đề nghị cơ quan hải quan phản hồi thông tin của doanh nghiệp để ít ra chúng tôi còn biết ý kiến của mình có được tiếp nhận hay không", ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Logisstics Việt Nam nói.

3 năm chỉ ký thỏa thuận được với 54 doanh nghiệp

Phát triển quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp được xem là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành Hải quan.

Tuy nhiên, theo báo cáo được nêu lên tại Hội nghị triển khai kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016- 2020 của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 6/2016, chỉ có 54 doanh nghiệp tham gia quan hệ hợp tác thường xuyên hoặc có ký kết thỏa thuận hợp tác với cơ quan hải quan trong khi số doanh nghiệp thực hiện 80% tờ khai hải quan là gần 4000 doanh nghiệp còn số đóng góp 80% số thu về hải quan là 3000 doanh nghiệp.

Thừa nhận kết quả "còn rất khiêm tốn", Tổng cục Hải quan cũng lý giải nguyên nhân của tình trạng trên là các chuyên đề hợp tác với doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phong phú nội dung, chưa làm rõ lợi ích của các bên nên thiếu tính hấp dẫn. Đặc biệt là khâu nhân sự làm công tác phát triển quan hệ không những ít về số lượng mà còn hạn chế về chất lượng, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành.

Đây cũng là thực tế mà ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam nêu lên "Chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành Hải quan như tôi nhận thấy thiếu hẳn vấn đề đào tạo nhân lực, cho ngành cũng như cho các doanh nghiệp".

Theo ông Tương, hiện nay các doanh nghiệp rất ngại trả lời các phiếu điều tra khảo sát có nhắc đến Hải quan, ngay cả khi đó là phiếu của World Bank.

"Phiếu điều tra hỏi không đúng địa chỉ, không đúng đối tượng nên không thể trả lời. Mặt khác, các thông tin mà doanh nghiệp cần, chẳng hạn như dữ liệu xuất nhập khẩu, số xe và lượt phương tiện… thì không thể biết được, muốn có phải hỏi nhưng cũng rất khó", ông Tương nói.

Ngoài ra, ông Tương cũng cho rằng cơ quan Hải quan hiện nay rất lười trả lời doanh nghiệp. "Chúng ta phải có trao đổi thông tin hai chiều. Tôi đề nghị các anh (Hải quan) phải có thông tin phản hồi khi xem văn bản của doanh nghiệp, để ít ra chúng tôi còn biết ý kiến của mình có được tiếp nhận không".

Lo ngại khi để doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ

Cũng tại Hội nghị, khi đề cập tới quy định nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), ông Trịnh Quang Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng công văn số 12802 của Bộ Tài chính đã và đang tạo rào cản cho doanh nghiệp.

"Thông lệ quốc tế với các doanh nghiệp xăng dầu đều quy định số ngày cụ thể mới có được giấy chứng nhận, làm gì có C/O ngay mà nộp. Hiệp hội đã có văn bản báo cáo lên, không thể bằng một văn bản hành chính mà gây khó cho doanh nghiệp được", ông Khanh nói.

Đề cập tới khía cạnh doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ theo tinh thần Thông tư 28, ông Nguyễn Đăng Khánh, Công ty Vận tải Hải Hà cho rằng quy định như vậy không ổn, bởi doanh nghiệp chỉ là người kinh doanh, không có nghiệp vụ về C/O, không biết thẩm định độ chính xác như thế nào. Do đó, nếu triển khai Tổng cục Hải quan nên có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng cho rằng C/O do doanh nghiệp tự khai, tự chứng nhận nhưng thực tế chỉ áp dụng cho một số đơn vị xuất khẩu thôi, chứ đơn vị nhập khẩu thì rất khó khăn.

"Chúng tôi nhập khẩu xe về, Hải quan yêu cầu 2 ngày phải cấp C/O, trong khi đó các đối tác xuất khẩu sau 7 ngày, thậm chí lâu hơn mới cấp, thì doanh nghiệp lấy đâu ra", đại diện VAMA nêu quan điểm.

Ghi nhận các ý kiến trên, Tổng cục Hải quan cho biết sẽ xem xét để trình lên Bộ Tài Chính, Chính phủ có cơ chế để giải quyết những trường hợp đặc biệt.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mới thành lập 1 năm, DIG đã cho giải thể công ty con vốn 300 tỷ đồng

Mới thành lập 1 năm, DIG đã cho giải thể công ty con vốn 300 tỷ đồng

(VNF) - Vũng Tàu Centre Point mới chỉ được DIG thành lập hồi tháng 6/2023 vừa qua, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.

Thi công chây ì, chậm tiến độ, Tập đoàn Anh Vinh đối mặt án phạt

Thi công chây ì, chậm tiến độ, Tập đoàn Anh Vinh đối mặt án phạt

(VNF) - Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TP. HCM xác định, CTCP Tập đoàn Anh Vinh cố tình chây ỳ, không thực hiện theo tiến độ hợp đồng đã ký kết tại Gói thầu xây dựng công trình phần trên cạn, thuộc dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa – đoạn 4.

Đầu tư xây dựng Minh Tuấn tham vọng làm khu dân cư 809 tỷ ở Thanh Hoá

Đầu tư xây dựng Minh Tuấn tham vọng làm khu dân cư 809 tỷ ở Thanh Hoá

(VNF) - Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Xây dựng Minh Tuấn) là một trong những nhà thầu có tiếng tại tỉnh Thanh Hoá khi trúng nhiều gói thầu trị giá hàng trăm tỷ đồng. Trong lĩnh vực bất động sản, Xây dựng Minh Tuấn đang rộng cửa làm dự án khu dân cư hơn 809 tỷ đồng khi là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký dự án.

Chuyên đề Bàn tròn AI: Đón nhận và thích nghi với thời đại công nghệ mới

Chuyên đề Bàn tròn AI: Đón nhận và thích nghi với thời đại công nghệ mới

EURO 2024: Các đội bóng có thể giảm 60% lượng khí thải nếu không 'bay'

EURO 2024: Các đội bóng có thể giảm 60% lượng khí thải nếu không 'bay'

(VNF) - Đức đang đặt mục tiêu biến giải bóng đá EURO 2024 trở thành giải đấu "xanh" nhất từ ​​trước đến nay, và tham vọng này có thể được tối ưu hóa nếu các đội tuyển quốc gia không lựa chọn di chuyển bằng đường hàng không, theo Transport & Environment (T&E).

Tài chính xanh là 'ngôn ngữ mới', DN phải học để giao tiếp với thế giới

Tài chính xanh là 'ngôn ngữ mới', DN phải học để giao tiếp với thế giới

(VNF) - Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tài chính xanh hiện là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, là một ngôn ngữ mới mà nếu không học sẽ không thể giao tiếp trên trường quốc tế.

Nagakawa: 3 tháng vay hơn 600 tỷ, nợ phải trả vượt quá 1.400 tỷ đồng

Nagakawa: 3 tháng vay hơn 600 tỷ, nợ phải trả vượt quá 1.400 tỷ đồng

(VNF) - Quý I/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa có nợ phải trả hơn 1.400 tỷ đồng gấp gần 3,4 lần vốn chủ sở hữu. Đáng chú ý, trong 3 tháng đầu năm công ty đã vay hơn 616,7 tỷ đồng.

Hệ thống tài chính Nga ‘rung chuyển’ sau đòn trừng phạt mới của Mỹ

Hệ thống tài chính Nga ‘rung chuyển’ sau đòn trừng phạt mới của Mỹ

(VNF) - Bộ Tài chính Mỹ đã “tấn công” Nga bằng một loạt các hình phạt cứng rắn mới nhắm vào hệ thống tài chính của nước này, khiến Sở giao dịch Moscow đáp trả bằng cách đình chỉ các giao dịch và công cụ thanh toán bằng đồng USD và euro.

Vào chiến dịch tăng vốn, ngân hàng đua nhau hút trăm nghìn tỷ

Vào chiến dịch tăng vốn, ngân hàng đua nhau hút trăm nghìn tỷ

(VNF) - Loạt ngân hàng vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức, phát hành cổ phiếu mới và cổ phiếu thưởng, thu hút vốn ngoại... Đáng chú ý, có ngân hàng đặt mục tiêu tăng gấp đôi vốn điều lệ trong năm nay.

Cần 7.000 tỷ mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Cần 7.000 tỷ mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

(VNF) - Dự án mở rộng Cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ 2 làn xe lên 4 làn xe sẽ được thực hiện trên tổng chiều dài hơn 98km, kinh phí hết khoảng 7.000 tỷ đồng.