'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khi quyết toán thuế năm 2020, nếu số thuế tạm tính giảm cao hơn số thực tế được giảm, doanh nghiệp phải nộp bổ sung và tiền chậm nộp; ngược lại, được xử lý số tiền thuế nộp thừa.
Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn thiện Nghị định Quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.
Theo Dự thảo Nghị định, tổng doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong năm 2020 của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp thành lập trong năm 2020 không đủ 12 tháng thì tổng doanh thu được xác định bằng doanh thu thực tế của năm 2020 chia cho số tháng thực tế hoạt động sau đó nhân với 12 tháng để xác định doanh thu bình quân tháng. Nếu doanh thu không quá 16,67 tỷ đồng/tháng thì thực hiện tạm tính theo quý số thuế phải nộp, tạm nộp số thuế của quý sau khi đã giảm 30% số thuế tạm tính. Kết thúc kỳ tính thuế năm 2020, trường hợp tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng thì doanh nghiệp thực hiện kê khai giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2020 khi quyết toán thuế.
Doanh nghiệp thành lập trong 3 tháng cuối năm 2019 (nộp thuế vào quý I/2020) thì số thuế thu nhập được giảm không bao gồm phần thu nhập phát sinh trong năm 2019. Trường hợp doanh nghiệp thành lập trong 3 tháng cuối năm 2020 (nộp thuế vào quý I/2021) thì vẫn được giảm số thuế thu nhập phát sinh năm 2020.
Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập, trường hợp số thuế tạm tính giảm cao hơn số thực tế được giảm thì doanh nghiệp phải kê khai nộp bổ sung số tiền thuế còn thiếu và tiền chậm nộp. Ngược lại, nếu số thuế tạm tính giảm thấp hơn số thực tế được giảm thì cơ quan thuế xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Theo Dự thảo Nghị định, doanh nghiệp tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế thu nhập theo quý và quyết toán thuế năm 2020 (hạn cuối cùng là 31/3/2021). Cụ thể, khi lập Tờ khai quyết toán thuế thu nhập năm 2020, sau khi xác định số tiền thuế được giảm thì ghi vào Chỉ tiêu 9.2 - số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trên Tờ khai quyết toán thuế với nội dung “số tiền thuế được giảm kèm chú thích giảm 30% số thuế phải nộp năm 2020 theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội”.
Cơ quan thuế không phải thông báo cho doanh nghiệp về việc chấp nhận giảm thuế. Trong thời gian giảm thuế, cơ quan thuế có cơ sở xác định doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế sẽ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về việc không giảm thuế và doanh nghiệp phải nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
Sau khi hết thời gian giảm thuế, cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế hoặc số thuế đã kê khai để giảm lớn hơn số thuế được giảm thì doanh nghiệp phải nộp lại số tiền thuế thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp do cơ quan thuế xác định lại vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi hết thời gian giảm thuế, qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp được giảm nhiều hơn số thuế đã kê khai giảm trước đó thì doanh nghiệp được khai bổ sung để tiếp tục hưởng số thuế được giảm theo mức mà cơ quan thuế xác định lại.
Theo thiết kế ban đầu thì chỉ giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 cho doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người. Với chính sách này, năm 2020, ngân sách nhà nước dự kiến giảm thu 15.840 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi thảo luận, Quốc hội đã quyết định mở rộng đối tượng được giảm thuế và bỏ tiêu chí số lao động mà doanh nghiệp sử dụng.
Theo ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, việc mở rộng đối tượng được giảm thuế từ quy mô không quá 50 tỷ đồng lên không quá 200 tỷ đồng khiến ngân sách nhà nước năm 2020 giảm thu khoảng 23.000 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 7.160 tỷ đồng so với phương án ban đầu do tình hình khó khăn nên nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ khó đạt doanh thu 200 tỷ đồng.
“Trong 6 tháng đầu năm mới hoàn thành được 45,8% dự toán thu, số thu giảm gần 4% so với cùng kỷ năm 2019. Thực hiện giảm thuế theo Nghị quyết của Quốc hội, ngân sách năm nay giảm thu ít nhất 23.000 tỷ đồng nữa nên ngành thuế phải tính xem từ nay đến cuối năm có khoản nào có thể tăng thu để bù vào”, Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Trần Xuân Hà yêu cầu ngành thuế.
“Bây giờ phải tính xem từ nay đến cuối năm thu từ đấu giá quyền sử dụng đất được bao nhiêu, thu tiền tiền cho thuê đất, tiền sử dụng đất được bao nhiêu, tiền thu nợ được bao nhiêu, đồng thời phải tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chống gian lận thuế mới có thể cân đối được ngân sách năm nay”, ông Hà yêu cầu.
Trong khi đó, theo ông Cao Anh Tuấn, trong 6 tháng đầu năm mới thu được 15.222 tỷ đồng tiền nợ thuế, bằng 36% nợ thuế có khả năng thu năm 2019 chuyển sang. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng mới chỉ giúp tăng thu 10.386 tỷ đồng.
“Muốn hoàn thành dự toán đòi hỏi ngành thuế phải nắm chắc đối tượng nộp thuế, nắm chắc nguồn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ, trên cơ sở đó tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các biện pháp khai thác triệt để nguồn thu để bù vào phần thiếu hụt. Cơ quan thuế các cấp phải xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp thu hồi nợ, báo cáo cấp ủy chính quyền địa phương phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
Đồng thời thống kê, đánh giá các khoản nợ, các hồ sơ xử lý nợ theo Nghị quyết của Quốc hội, hướng dẫn của Bộ Tài chính để thực hiện trong 6 tháng cuối năm và một số năm tiếp theo. Phấn đấu trong vòng 2-3 năm phải xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, giảm tỷ lệ nợ xuống dưới 5%”, ông Hà yêu cầu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.