Doanh nhân Hannah Olala: 'Đã làm thiện nguyện thì cách nào cũng tốt'

Lê Anh (Thực hiện) - 13/10/2024 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Hành trình trở thành doanh nhân cho Hannah Olala thấy sức mạnh của việc cất lên tiếng nói và sử dụng tầm ảnh hưởng để giúp đỡ người khác. Theo nữ doanh nhân này, đã làm thiện nguyện thì cách nào cũng tốt, miễn là có ích cho xã hội.

Hannah Olala, tên thật là Hannah Nguyễn, là nữ doanh nhân, nhà thiện nguyện, người có sức ảnh hưởng tại Việt Nam. Vào tháng 5 vừa qua, bà đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhà tài trợ toàn cầu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và đã cam kết quyên góp tổng cộng 1 triệu USD nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là trẻ em gái.

Doanh nhân Hannah Olala dự Hội nghị Thượng đỉnh châu Á 2024.

Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có buổi trò chuyện với nữ doanh nhân Hannah Olala sau khi bà tham dự Hội nghị Thượng đỉnh châu Á 2024, tổ chức tại Singapore với vai trò diễn giả.

- Quyết định trở thành thành viên Hội đồng Nhà tài trợ toàn cầu của UNICEF là ý tưởng ấp ủ từ lâu hay có yếu tố nào thúc đẩy bà không? Kể từ khi trở thành thành viên, bà đã có hoạt động gì cùng UNICEF?

Bà Hannah Olala: Trước đây, tôi đã tham gia nhiều dự án thiện nguyện tại Việt Nam nhưng ít khi chia sẻ. Vào dịp sinh nhật 40 tuổi của mình, tôi muốn làm một việc có ý nghĩa đặc biệt cho bản thân mình và cho cả người khác nữa, đó là yếu tố thúc đẩy tôi đóng góp trong một dự án lớn hơn; và qua đó tôi trở thành thành viên Hội đồng Nhà tài trợ toàn cầu của UNICEF.

Vừa rồi, tôi đã gặp một nhóm các bạn thanh thiếu niên có những dự án được tổ chức bởi UNICEF để giúp đỡ cộng đồng cũng như hỗ trợ những người khuyết tật. Tôi đã chia sẻ những trải nghiệm của mình và giúp họ có thêm kinh nghiệm làm truyền thông cho các dự án thiện nguyện. Sắp tới, tôi cũng sẽ cùng đồng hành với UNICEF trong các dự án ở miền Tây.

- Tại sao bà lại lựa chọn UNICEF để đồng hành? Quan điểm của bà thế nào về việc trở thành nhà thiện nguyện?

Tôi đồng hành cùng UNICEF vì đây là một tổ chức đáng tin cậy, minh bạch và có chung tầm nhìn trong việc giúp đỡ trẻ em thiệt thòi, đặc biệt là trẻ em gái. Tôi rất tự hào khi trở thành thành viên thứ 150 của Hội đồng Nhà tài trợ toàn cầu của UNICEF. Tôi muốn mình góp phần thay đổi tốt hơn cho cuộc sống của nhiều trẻ em, và đặc biệt là muốn trở thành tấm gương cho con trai mình noi theo.

Tôi nghĩ rằng, di sản lớn nhất mà một người có thể để lại không phải là việc họ giàu có hay nổi tiếng như thế nào, mà là cách họ có thể thay đổi tốt hơn cho cuộc sống của người khác ra sao.

Hành trình trở thành doanh nhân cho tôi thấy sức mạnh của việc cất lên tiếng nói và sử dụng tầm ảnh hưởng để giúp đỡ người khác. Tôi tin rằng khi chúng ta đầu tư vào trẻ em gái và phụ nữ, chúng ta đang đầu tư vào tương lai của thế hệ tiếp theo bởi họ là những người tạo ra và nuôi dạy thế hệ tiếp theo.

Tôi muốn tập trung vào các dự án mang tính cơ bản, bền vững, lâu dài, nên tôi đã hợp tác với UNICEF. Sau này, nếu có đủ điều kiện và nguồn lực hơn thì có thể tôi sẽ triển khai những dự án riêng của mình.

- Tại sao bà lại chọn các hoạt động thiện nguyện trong lĩnh vực giáo dục?

Vừa qua, tôi có đọc Báo cáo Điều tra lao động sơ bộ năm 2020 của Tổng cục Thống kê và thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên của Việt Nam chỉ là 11,1%. Còn Báo cáo Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 của Tổng cục Thống kê và UNICEF Việt Nam cho thấy chỉ có 58,1% trẻ em hoàn thành chương trình Trung học phổ thông. Những con số này khiến tôi khá bất ngờ và một lần nữa thôi thúc tôi đầu tư vào các dự án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Hannah Olala (phải) và bà Rana Flowers (trái), đại diện UNICEF Việt Nam, trong buổi ký cam kết quyên góp 1 triệu USD cho tổ chức.

Tôi lớn lên trong gia đình làm nông, mẹ tôi chỉ học hết lớp 4, nhưng cha mẹ có niềm tin vào giáo dục, họ tin rằng đó là con đường nhanh nhất và dễ dàng nhất để thay đổi cuộc đời. Giáo dục tốt đã giúp thay đổi cuộc đời của tôi, nên tôi muốn giúp trẻ em và phụ nữ có cơ hội đến trường và thay đổi cuộc đời, thay đổi tư duy nhờ vào giáo dục, giống như tôi. Vì nguồn lực và thời gian có hạn nên tôi muốn đầu tư vào cái quan trọng nhất và có khả năng tạo ra sự khác biệt nhất.

Đặc biệt là với trẻ em gái, tôi tin rằng giáo dục có thể mang lại cho các bé gái sự tự tin, định hướng tương lai và bảo vệ họ khỏi bạo lực và lạm dụng. Nếu bạn có sự tự tin và kiến thức, bạn có thể thay đổi tương lai của chính mình và cả của người khác theo chiều hướng tích cực hơn.

- Trên thế giới có những tỷ phú làm từ thiện công khai và rất rầm rộ, nhưng cũng có những người lại làm từ thiện một cách kín tiếng. Bà lựa chọn cách nào?

Với tôi, đã làm thiện nguyện thì cách nào cũng tốt. Bản thân tôi là một influencer (người có tầm ảnh hưởng), tôi nghĩ rằng khi được nhiều người biết đến thì tôi nên làm điều gì đó để lan tỏa điều tốt, để xứng đáng với tầm ảnh hưởng của mình. Vì vậy, tôi muốn việc làm từ thiện của mình được lan toả càng rộng rãi càng tốt. Điều đó có thể sẽ giúp truyền cảm hứng để thêm nhiều người khác cùng làm thiện nguyện giúp mọi người; qua đó, góp phần giúp cho xã hội tốt hơn. Mong là việc truyền cảm hứng sẽ giúp những hành động đẹp này được lan tỏa, trở thành một phong trào.

Có lẽ nhiều người không biết tới UNICEF cho tới khi gần đây tôi chia sẻ về quỹ này. Tôi tin rằng khi tôi có thêm nhiều hoạt động với UNICEF thì sẽ nhiều người biết tới tổ chức này hơn.

- Bà có tin rằng việc các doanh nhân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động thiện nguyện đang trở thành một xu hướng phổ biến? Theo bà, điều này mang lại những lợi ích gì cho bản thân họ và doanh nghiệp của họ?

Tôi nghĩ rằng các tập đoàn và các công ty nên làm từ thiện. Ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, các tập đoàn lớn rất chú trọng đến việc làm thiện nguyện, như một trách nhiệm xã hội của công ty. Điều đó cũng khiến hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn và cũng là một cách hiệu quả để chiêu dụ và giữ chân nhân tài. Khi những người giỏi được làm trong môi trường mà họ cảm thấy nó mang lại lợi ích cho cộng đồng, tôi tin rằng họ sẽ cảm thấy tự hào và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp ấy.

Ngoài ra, khi nhìn vào tháp nhu cầu Maslow (gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện), nhu cầu tự thể hiện là cao nhất, gồm sáng tạo, phát triển cá nhân và thực hiện các mục tiêu cao cả và ý nghĩa.

Vì vậy nên khi bạn thành công, đã có tài chính vững vàng, đã đạt được các mức nhu cầu khác, thì bạn nên có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. Điều đó vừa tốt cho bản thân họ và cũng tốt cho doanh nghiệp hoặc công việc của họ.

Từ thiện hàng nghìn tỷ: Tỷ phú kín tiếng, không cần 'ánh đèn sân khấu'

Từ thiện hàng nghìn tỷ: Tỷ phú kín tiếng, không cần 'ánh đèn sân khấu'

Tài chính quốc tế
(VNF) - Dù bỏ ra đến hàng chục tỷ USD để cho đi, tỷ phú MacKenzie Scott lại chưa từng khoa trương trong hành trình thiện nguyện của mình. Nữ tỷ phú kín tiếng đến mức gần đây, một bức thư điện tử về khoản quyên góp trị giá 10 triệu USD của bà đã bị đơn vị nhận tài trợ nhầm tưởng thành “thư rác”.
Cùng chuyên mục
Nâng cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế

Nâng cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế

(VNF) - Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp là yếu tố quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong nền kinh tế. Hay nói cách khác, số lượng và chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra sẽ quyết định quy mô và chất lượng tăng trưởng của một quốc gia.

Peter Todd là ai mà được HBO cho là 'cha đẻ' của bitcoin?

Peter Todd là ai mà được HBO cho là 'cha đẻ' của bitcoin?

(VNF) - Bộ phim tài liệu của HBO kết luận nhà phát triển phần mềm Peter Todd chính là Satoshi Nakamoto, cha đẻ của bitcoin. Tuy nhiên, ông Todd đã phủ nhận sự liên quan.

Bản sắc Phạm Nhật Vượng

Bản sắc Phạm Nhật Vượng

(VNF) - Thủ lĩnh hấp dẫn người khác ở tham vọng to lớn, tính quyết đoán, sự liều lĩnh và sự kiên trì phi thường của họ. Những tính cách thuộc về bản sắc anh hùng ấy đều có ở Phạm Nhật Vượng.

Thanh tra đề nghị Bộ Công an xem xét, điều tra 2 dự án tại TP.HCM

Thanh tra đề nghị Bộ Công an xem xét, điều tra 2 dự án tại TP.HCM

(VNF) - Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định đối với 2 dự án tại Thủ Đức (TP.HCM)

FPT: Từ hy vọng 'chống đói' đến 'đế chế' tỷ USD

FPT: Từ hy vọng 'chống đói' đến 'đế chế' tỷ USD

(VNF) - “Bình ơi, chúng mình làm gì ra tiền đi. Tao hết sống nổi với một vợ hai con bằng đồng lương ít ỏi này” – lời kêu cứu của một người bạn cùng lớp đã thôi thúc Trương Gia Bình lập nghiệp để cứu đói. Bởi ngày ấy, ai cũng đói, ai cũng phải tự cứu mình.

Hệ sinh thái FTA và cơ hội bứt tốc thu chục tỷ USD của thủy sản

Hệ sinh thái FTA và cơ hội bứt tốc thu chục tỷ USD của thủy sản

(VNF) - Xuất khẩu thuỷ sản tăng mạnh ở các thị trường có các FTA. Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA đang được kỳ vọng tạo cơ hội bứt tốc cho ngành này trong thời gian tới.

Nhọc nhằn kinh tế tư nhân

Nhọc nhằn kinh tế tư nhân

(VNF) - Bây giờ, không còn mấy ai nhìn kinh tế, tài chính tư nhân bằng con mắt kì thị nữa, nhưng phân biệt đối xử thì vẫn còn...

Ô tô SUV 7 chỗ: Hyundai Santa Fe ‘hụt hơi’ trước Ford Everest

Ô tô SUV 7 chỗ: Hyundai Santa Fe ‘hụt hơi’ trước Ford Everest

(VNF) - Tính đến tháng 9/2024 doanh số của Ford Everest đạt 7.153 xe, vượt đối thủ cạnh tranh bám đuổi là Hyundai Santa Fe. Kết quả này giúp Everest tạm thời giữ “ngôi vương” là mẫu SUV 7 chỗ bán chạy nhất Việt Nam.

Khơi thông nguồn lực trong kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn lực trong kinh tế tư nhân

(VNF) - Kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nâng cao mức sống dân cư.