Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong thông báo mới nhất, Ngân hàng trung ương Nga cho biết họ đã quyết định đình chỉ mua ngoại tệ trên thị trường trong nước từ ngày 28/11 cho đến cuối năm.
"Quyết định được đưa ra để giảm sự biến động của thị trường tài chính", ngân hàng cho biết trong một tuyên bố. Kể từ khi Nga bị cấm sử dụng đồng USD và euro, họ đã can thiệp ngoại hối bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Nga đã công bố dữ liệu kinh tế mới vào ngày 27/11, nêu bật những dấu hiệu mới nhất về tình trạng quá nóng trong một nền kinh tế được tái cơ cấu nhằm mục đích duy trì cuộc chiến ở Ukraine, cuộc chiến đã hút hết người lao động khỏi lực lượng lao động.
Tiền lương thực tế tăng 8,4% vào tháng 9 so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp kỷ lục 2,3%, lạm phát có thể lên tới mức 8,5% trong năm nay, trong bối cảnh lãi suất ở mức cao nhất trong hơn 20 năm là 21%.
Ngày 27/11, đồng rúp Nga giảm sâu xuống mức kỷ lục 114 rúp đổi 1 USD, phản ánh sự mất giá chưa từng thấy kể từ khi các lệnh trừng phạt quốc tế gia tăng.
Đồng rúp cũng đã giảm xuống dưới 15 rúp đổi 1 nhân dân tệ, cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022, ngay sau khi Nga đưa quân tới Ukraine.
Theo quy định về ngân sách của Nga, Bộ tài chính bán ngoại tệ từ Quỹ Tài sản Quốc gia để bù đắp cho bất kỳ khoản thiếu hụt nào trong doanh thu từ xuất khẩu dầu khí, hoặc mua vào trong trường hợp có thặng dư.
Các giao dịch ngoại hối của bộ được thực hiện bởi ngân hàng trung ương, ngân hàng này cũng thực hiện các biện pháp can thiệp của riêng mình.
Ngân hàng trung ương Nga cho biết họ sẽ tiếp tục thực hiện bán nhân dân tệ với mức tương đương 8,4 tỷ rúp một ngày, qua đó tăng doanh số bán ngoại tệ ròng hàng ngày của nhà nước Nga lên mức tương đương 8,4 tỷ rúp từ mức khoảng 4,2 tỷ rúp.
Ông Dmitry Pyanov, phó giám đốc điều hành của ngân hàng cho vay lớn thứ hai của Nga VTB, cho biết các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt đối với ngân hàng cho vay lớn thứ ba của Nga là Gazprombank, nơi xử lý giao dịch năng lượng, là nguyên nhân khiến đồng rúp giảm mạnh.
"Tôi cho rằng các lệnh trừng phạt đối với Gazprombank đã có tác động đáng kể, vì ngân hàng này không còn là kênh cung cấp ngoại tệ cho Sở giao dịch chứng khoán Moscow nữa", ông Pyanov cho biết.
Theo ông Pyanov, ngân hàng trung ương nên tập trung vào việc ổn định thị trường tiền tệ, vốn hiện không hoạt động bình thường, trong vài ngày tới.
Các nhà phân tích của Ngân hàng PSB cho biết quyết định này sẽ "hỗ trợ vừa phải cho đồng rúp, nhưng sẽ không đủ để đưa tỷ giá hối đoái trở lại mức của tuần trước", dự đoán rằng thị trường sẽ vẫn biến động.
Sự sụt giảm của đồng rúp còn trầm trọng hơn do thị trường chứng khoán giảm hơn 20% trong năm nay khi các nhà đầu tư chuyển tiền tiết kiệm từ cổ phiếu sang tiền gửi, nơi có lãi suất cao hơn lãi suất chuẩn là 21%.
Bộ trưởng Kinh tế Maxim Reshetnikov cho biết sự biến động của đồng rúp là do sức mạnh của đồng USD toàn cầu và mối lo ngại của thị trường sau các lệnh trừng phạt mới nhất. Ông dự đoán rằng đồng rúp sẽ sớm ổn định.
Ông cho biết 82% kim ngạch xuất khẩu và 78% kim ngạch nhập khẩu của Nga được thanh toán bằng đồng rúp và các loại tiền tệ "thân thiện" của các nước không phải phương Tây.
Theo một số nhà phân tích, một biện pháp khác mà chính phủ có thể sử dụng là buộc các công ty xuất khẩu bán nhiều ngoại tệ hơn bằng cách tăng yêu cầu bán bắt buộc, mặc dù không phải tất cả đều tin rằng biện pháp này sẽ hiệu quả.
"Nếu các nhà xuất khẩu không thể thực hiện giao dịch do lệnh trừng phạt, thì yêu cầu của chính phủ đối với họ sẽ không giúp ích gì cho tình hình", nhà kinh tế Evgeny Kogan nhận định.
Sự sụt giảm của đồng rúp đang thúc đẩy lạm phát dù lãi suất chuẩn ở mức cao nhất kể từ năm 2003.
Ngân hàng trung ương Nga ước tính rằng giá trị đồng rúp giảm 10% sẽ làm tăng thêm 0,5 điểm phần trăm vào lạm phát, ngụ ý rằng sự sụt giảm trong bốn tháng qua có thể làm tăng thêm 1,5 điểm phần trăm vào lạm phát.
Tất cả các giao dịch bằng USD và euro đã chuyển sang thị trường phi tập trung sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được áp dụng đối với Sàn giao dịch chứng khoán Moscow (MOEX). Do đó, giao dịch đã trở nên bất ổn và không minh bạch, với hầu hết các ngân hàng chỉ tiết lộ dữ liệu cho các cơ quan quản lý.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.