Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng nêu rõ: các sở, ngành tỉnh Lâm Đồng đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thực hiện Kết luận số 1033/KL-TTCP ngày 30/6/2021 của Thanh tra Chính phủ về dự án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.
Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng đề nghị Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (chủ đầu tư) phối hợp với các sở ban ngành, địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Sở này cũng cho biết Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh đã tạm nộp số tiền sử dụng đất là 100 tỷ đồng, qua đó thể hiện doanh nghiệp có năng lực và quyết tâm thực hiện dự án trên.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị chủ đầu tư chuẩn bị các hồ sơ thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án 24 tháng (theo thời hạn được UBND tỉnh gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng).
Cụ thể, Sở yêu cầu Sài Gòn Đại Ninh báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh: thủ tục chuẩn bị đầu tư (đất đai, rừng, quy hoạch, xin phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường,…); tình hình triển khai xây dựng; tiến độ thực hiện vốn đầu tư...
Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sài Gòn Đai Ninh cung cấp hồ sơ chứng minh năng lực tài chính gồm báo cáo tài chính (BCTC) năm 2019, 2020 đã được kiểm toán, cam kết hỗ trợ tín dụng của tổ chức tín dụng; bản cam kết tiến độ thực hiện dự án trong thời gian 24 tháng kể từ ngày được UBND tỉnh chấp thuận gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng, phân kỳ đầu tư cụ thể theo quý và dự kiến tổng vốn đầu tư.
Đồng thời Sở yêu cầu chủ đầu tư cam kết ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
Đáng chú ý, hồ sơ yêu cầu chủ đầu tư cam kết không chuyển nhượng dự án trong thời gian được UBND tỉnh chấp thuận gia hạn theo quy định tại văn bản số 3310/UBND-ĐC ngày 24/5/2021.
Ngoài ra chủ đầu tư phải chuẩn bị nguồn lực về tài chính thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi cơ quan nhà nước có thông báo và tập trung nguồn lực triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết.
Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thẩm định hồ sơ điều chỉnh tiến độ sau khi dự án được gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng theo văn bản số 6343/UBND-ĐC ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh và các quy định của Luật Đầu tư 2020, Luật Đất đai 2013.
Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (hay còn gọi là dự án khu đô thị Nam Đà Lạt) có tổng vốn đầu tư lên đến 25.243 tỷ đồng. Dự án được đầu tư trên diện tích đất 3.595 ha, trong đó 1.306 ha đất quy hoạch lâm nghiệp (thuộc các xã Phú Hội, Tà Hine, Ninh Loan và Ninh Gia – huyện Đức Trọng) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh làm chủ đầu tư vào cuối năm 2010.
Năm 2012, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh chuyển mục đích sử dụng đất ở để thực hiện dự án.
Vào tháng 7/2020, Thanh tra Chính phủ đã công bố Kết luận thanh tra số 929 với nội dung yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với 3 dự án có vi phạm về pháp luật đất đai và đầu tư, trong đó có dự án của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Tuy nhiên, sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, chủ đầu tư đã có văn bản kiến nghị lên nhiều cơ quan chức năng xem xét lại việc thu hồi dự án.
Tháng 6/2021, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có ý kiến về kết quả kiểm tra, xác minh nội dung kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Theo đó, Phó thủ tướng thường trực đồng ý kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp; giao UBND tỉnh Lâm Đồng theo thẩm quyền chỉ đạo thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung và kiến nghị; theo dõi, kiểm tra việc xử lý sau thanh tra theo quy định.
Đến ngày 8/7/2021, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo sửa đổi một số nội dung trong Kết luận số 929 theo hướng rút lại yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với dự án này.
Về phía chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh được thành lập năm 2010, trụ sở hiện đặt tại phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Công ty có vốn điều lệ 600 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm: Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà ở Phương Nam (Phương Nam Group – 85%) và 7 cá nhân khác nắm giữ 15% cổ phần còn lại.
Tháng 8/2016, bà Phan Thị Hoa thay Công ty Phương Nam nắm giữ 85% cổ phần. Ngày 10/10/2017, Sài Gòn Đại Ninh nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, phần vốn chi phối 88,5% lúc này được chuyển sang bà Phan Thị Hoa.
Đến tháng 1/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh đã thay đổi người đại diện pháp luật. Theo đó, ông Nguyễn Cao Trí thay bà Phan Thị Hoa làm người đại diện pháp luật.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.