Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện rất cao trong năm 2019 và 2020, thậm chí tới năm 2022 nguy cơ không có dự phòng tại những vùng phụ tải cao như ở Tây Nam Bộ là rất lớn.
Theo ông Tuấn Anh, trong năm 2019 và 2020, Việt Nam hứng chịu thời tiết rất bất lợi. “Hầu như các thủy điện của chúng ta đang không đủ điều kiện tích nước để đảm bảo phát điện theo công suất được huy động”.
Không chỉ thiếu nước, Việt Nam còn đối mặt với sự suy giảm tới thị trường năng lượng sơ cấp. “Hiện nay chúng ta đang phải nhập khẩu một khối lượng rất lớn than. Dự kiến đến năm 2020 chúng ta phải nhập khẩu tới 20 triệu tấn than; năm 2025 dự kiến phải nhập khẩu tới 35 triệu tấn than”, ông Tuấn Anh nói.
Về khí, ông Tuấn Anh cho hay đến nay, Việt Nam không đủ khí phục vụ cho phát điện của miền Đông Nam Bộ cũng như một số các dự án tại Tây Nam Bộ. Nhất là dự án khí Lô B, do chậm trễ nên Trung tâm điện lực Ô Môn không đảm bảo được việc phát điện.
Để giải quyết vấn đề thiếu điện, ông Tuấn Anh cho biết trong năm 2019 và 2020, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương và các bộ, ngành phải có phương án đảm bảo cân đối điện theo yêu cầu của nền kinh tế cũng như của đời sống nhân dân.
Theo ông Tuấn Anh, hiện Bộ Công Thương đang thực hiện 3 giải pháp.
Một là huy động tối đa các nguồn công suất khác, kể cả từ than, điện khí, thủy điện cũng như các nguồn điện khác có liên quan.
Thứ hai, căn cứ trên thực tế đánh giá và có nguy cơ thiếu điện, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, trình Chính phủ cơ chế mới về giá điện cũng như về phát triển điện tái tạo để đảm bảo có sự bổ sung của điện mặt trời và điện gió.
“Ở phương án thấp, chúng ta có thể phải bổ sung thêm khoảng 6.000MW điện mặt trời và khoảng 15.000MW điện gió; còn ở phương án cao, phải huy động 8.000MW điện mặt trời và 3.000MW điện gió”, ông Tuấn Anh nói.
Song song với việc bổ sung nguồn điện tái tạo này, ông Tuấn Anh cho biết Bộ Công Thương cũng đang có kế hoạch giao trách nhiệm cho PVN phải đàm phán và sớm có kế hoạch mua khí từ Malaysia và các nước trong khu vực vịnh Thái Lan để đảm bảo cung ứng điện không chỉ cho miền Tây mà cho các nhà máy điện ở Đông Nam Bộ.
Giải pháp thứ ba, theo ông Tuấn Anh, là Bộ Công Thương đang tính toán để chuyển đổi cơ cấu phát điện của một số nhà máy điện hiện hữu. Chẳng hạn như điện Hiệp Phước, trước nay đang phát dầu FO thì sẽ chuyển sang dùng khí LNG nhập khẩu từ Vũng Tàu.
“Với tất cả các phương án này, cộng thêm với việc phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, chúng ta sẽ có điều kiện để đảm bảo đủ điện cho năm 2019-2020 và tiếp tục tính toán trong những kế hoạch sắp tới”, ông Tuấn Anh cho biết.
Về dài hạn, ông Tuấn Anh cho rằng cần phải tính đến việc phát triển các hệ thống trung tâm năng lượng lớn về sử dụng khí nhập khẩu. Hiện, Việt Nam đang xây dựng/báo cáo Thủ tướng ba trung tâm lớn ở Long Sơn, Cà Ná và ở Bạc Liêu.
Ông Tuấn Anh cũng thông tin rằng Bộ Công Thương sẽ tiếp tục báo cáo với Chính phủ để cho phép đưa 8 trung tâm năng lượng lớn và sử dụng khí nhập khẩu vào quy hoạch Tổng sơ đồ 8.
“Bởi vì chúng ta hiện nay không còn có điều kiện để phát triển điện than, đặc biệt là các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các vùng phụ tải cao. Chúng ta cũng đã dừng các dự án điện hạt nhân. Do vậy việc điều chỉnh, đặc biệt trong Tổng sơ đồ 8 sắp tới cũng như quy hoạch tích hợp, sẽ phải bao gồm tất cả những nền tảng này để đảm bảo sự phát triển bền vững của năng lượng tương lai”, người đứng đầu ngành Công Thương giải thích.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.