'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dự báo của ADB, sự lây lan của Covid-19 và hệ quả là sự giảm tốc đột ngột của nền kinh tế toàn cầu sẽ làm tốc độ tăng trưởng giảm xuống mức 4,8% trong năm 2020. Nếu các rủi ro do Covid-19 gia tăng, kinh tế có thể suy giảm mạnh hơn.
Đặc biệt, sự bùng phát của dịch bệnh đã leo thang lên một giai đoạn mới vào tháng 3, tác động mạnh đến tất cả các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam: Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Ngay tại Việt Nam, các ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng lên.
Do đó, dịch bệnh có thể tác động nghiêm trọng đến Việt Nam, hình thành các cú sốc đối với cả phía cung và cầu ở hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Tăng trưởng đã giảm xuống mức 3,8% trong quý I/2020 so với mức 6,8% của cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của ADB, về phía cầu, việc hạn chế đi lại đã kìm hãm tăng trưởng tiêu dùng nội địa trong quý I/2020. Tăng trưởng doanh số bán lẻ giảm còn 4,7% trong quý I, so với 12,0% cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký và giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm.
Trong tháng 1 và tháng 2 năm 2020, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước, số vốn giải ngân giảm 5,0%. Khi hoạt động thương mại toàn cầu giảm mạnh, tăng trưởng xuất khẩu được dự báo sẽ giảm xuống 5,3% trong năm 2020, tăng trưởng nhập khẩu giảm còn 4,7%, trước khi xuất khẩu phục hồi tăng trưởng trở lại ở mức 7,8% trong năm 2021 và nhập khẩu ở mức 6,8%.
Trong khi đó, về phía cung, ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì được sản xuất cho dù có những khó khăn ban đầu trong tháng 1 và tháng 2 năm 2020, chủ yếu dựa vào nguyên liệu tồn kho, tuy nhiên nguồn này cũng đang cạn dần do chuỗi cung ứng bị gián đoạn kéo dài.
Do ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỉ trọng lớn trong khu vực công nghiệp, nên tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp trong tháng 2/2020 đã giảm xuống mức 6,2% so với mức 9,2% cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, chỉ số quản trị mua hàng của công nghiệp chế biến chế tạo – chỉ số đo lường cơ bản của ngành – đã giảm từ 50,6 vào tháng 1/2020 qua ngưỡng 50 và rơi vào vùng suy giảm còn 49,0 vào tháng 2/2020 – lần đầu tiên xuống mức thấp như vậy trong 4 năm qua.
Sản lượng công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất trong 6,5 năm qua, khi các đơn hàng mới lần đầu tiên giảm mạnh kể từ tháng 11/2015, một phần do kim ngạch xuất khẩu giảm cùng với việc giảm đơn hàng từ các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục bị gián đoạn do việc hạn chế đi lại cản trở lao động có tay nghề từ Trung Quốc và Hàn Quốc quay trở lại Việt Nam sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán vào cuối tháng 1, cộng với thời gian cách ly bắt buộc 14 ngày đối với những người tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Tăng trưởng khu vực công nghiệp chậm lại, xuống mức 5,1% trong quý I năm nay, so với 8,6% cùng kỳ năm trước. Một khảo sát doanh nghiệp được Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính thực hiện vào tháng 3 cho biết 74% số doanh nghiệp được khảo sát dự kiến phải tạm thời dừng hoạt động nếu đến tháng 6/2020 bệnh dịch vẫn chưa được khống chế.
Cán cân tài khoản vãng lai dự kiến sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt tương đương 0,2% GDP trong năm nay, trước khi khôi phục được mức thặng dư 1% GDP vào năm 2021. Cán cân tài chính cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch. Tính đến ngày 24/3/2020, chỉ số thị trường chứng khoán đã giảm mạnh 31,4% so với cuối năm 2019.
Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Dự báo triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trước đại dịch Covid-19 tại đây.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.