Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) có hiệu lực từ ngày 1/3/2006, quy định những vấn đề kỹ thuật, hoặc đặc thù phát sinhh trên môi trường điện tử. Sau 16 năm thực hiện, Luật GDĐT năm 2005 đã cùng các luật liên quan tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dân sự, kinh tế - xã hội.
Tại toạ đàm góp ý Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết trước bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự bùng nổ của chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là trong 2 năm gần đây, dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, phương thức giao dịch cũng có nhiều thay đổi, với sự phát triển đột phá của các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, sinh trắc học, chuỗi khối...
“Vì vậy, việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn tiên phong, dẫn dắt và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác. Song thời gian qua, hoạt động của các ngân hàng, trung gian tài chính gặp nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí rủi ro pháp lý do thiếu khuôn khổ pháp luật quy định về giao dịch điện tử”, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Theo ông, về cơ bản, các nội dung quy định tại dự thảo luật đã khắc phục được những bất cập, hạn chế của luật hiện hành, đặc biệt việc công nhận giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống như giao dịch truyền thống với các điều kiện kèm theo.
Tuy nhiên, dự thảo luật còn một số nội dung chưa thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động hiện nay. Nổi cộm trong số đó được đại diện các ngân hàng góp ý là quy định về chữ ký điện tử và chữ ký số.
Theo Phó giám đốc Ngân hàng số của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Luật Giao dịch điện tử hiện chỉ đề cập và có các quy định đối với chữ ký điện tử và chữ ký số, trong khi thực tế giao dịch của ngân hàng hiện tại đang chấp nhận các biện pháp xác thực như mật khẩu, SMS OTP, Token OTP, Digital OTP, nhận dạng sinh trắc học.
Căn cứ trên Quyết định 630 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 21/3/2017, các giao dịch không được ký với chữ ký điện tử mà sử dụng các biện pháp xác thực khác thì tính pháp lý của chứng từ trong trường hợp này hiện chưa được quy định cụ thể.
Đại diện MB cho rằng trong quy định tại dự thảo Luật Giao dịch điện tử mới chỉ đề cập chung về chữ ký số, trong khi chữ ký số có nhiều hình thức khác nhau. Đơn cử như Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã đưa ra chữ ký từ xa (Cloud CA) có thể đăng ký trực tuyến (online).
“Vậy các chữ số đăng ký online được như Cloud CA thì khách hàng thực hiện giao dịch sẽ có giá trị ở mức nào?”, đại diện MB cho rằng cần quy định rõ.
Phó giám đốc Ngân hàng số của Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVCombank) cho rằng cân phân cấp chữ ký điện tử theo mức độ tin cậy. Đơn cử các tổ chức nước ngoài phân cấp thành chữ ký điện thông thường, chữ ký điện tử có độ tin cậy hoặc độ xác thực, cuối cùng là chữ ký số.
Đại diện PVCombank đề nghị ban soạn thảo ghi nhận ý kiến để định nghĩa rõ ràng về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tin cậy được xác thực và chữ ký số vì trên thực tế rất dễ nhầm lẫn giữa chữ ký điện tử và chữ ký số.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.