'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hiện nay, tiêu chuẩn khí thải ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới thắt chặt khiến các nhà sản xuất xe chạy dầu diesel phải tích hợp hệ thống hỗ trợ mới có tên gọi bộ xử lý xúc tác SCR (Selective Catalytic Reduction), được đặt phía sau hệ thống lọc hạt khí thải, sử dụng dung dịch DEF chuyên dụng nhằm giảm phát thải các loại khí độc hại.
DEF là viết tắt của Diesel Exhaust Fluid (dung dịch khí thải động cơ Diesel) hay còn có tên thương mại AdBlue, được đăng ký bản quyền bởi Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA).
AdBlue là một dung dịch chứa 32,5% Ure (công thức (NH2)2CO) có độ tinh khiết cao và 67,5% còn lại là nước cất, được xử lý loại bỏ gần như hoàn toàn các kim loại nặng, không độc hại khi tiếp xúc với da người (tuy vậy không được uống, tránh tiếp xúc với mắt và trẻ em).
Quá trình hoạt động như sau: hệ thống SCR sẽ phun tơi dung dịch vào đường ống khí thải trong quá trình vận hành sử dụng, quá trình được kiểm soát bằng hệ thống ECU thông qua các con cảm biến nằm trên đường xả thải.
Theo đó, ống xả khí thải ra môi trường trên 200 độ C thì hệ thống bắt đầu hoạt động. Lúc này, cảm biến sẽ báo lượng khí thải thải ra bao nhiêu để bơm dung dịch Adblue hút từ thùng chứa phun vào dòng khí thải.
Sau khi dung dịch được phun vào, dòng khí thải sẽ tiếp tục đến một hệ thống lọc nữa hay còn gọi là tổ ong. Tại đây, hệ thống cảm biến sẽ đo mức độ sạch của dòng khí và sẽ tiếp tục phun dung dịch để xử lý triệt để trước khi khí thải ra môi trường.
Nếu khí thải ra môi trường chưa đủ sạch liên tục trong thời gian dài, hệ thống cảm biến sẽ báo về hộp đen của xe và khóa động cơ lại.
Adblue có vai trò gì trên Ford Everest thế hệ mới?
Tại sự kiện ra mắt và trải nghiệm Ford Everest thế hệ mới, đại diện Ford Việt Nam cho biết dung dịch AdBlue làm giảm lượng NOx, nhờ đó giúp xe đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải mức đối với các xe mới bán ra tại Việt Nam từ năm 2022, áp dụng cho cả xe lắp ráp trong nước và nhập khẩu.
Vị đại diện này cũng chia sẻ rằng nếu không sử dụng dung dịch AdBlue, mức phát thải của Everest mới chỉ dừng lại ở mức 4 (Euro4).
Theo thông số từ nhà sản xuất, bình chứa dung dịch AdBlue trên Ford Everest thế hệ mới (xe mới bán ra đều đã đổ sẵn) có dung tích 18 lít và có thể sử dụng được với quãng đường lăn bánh khoảng 10.000-15.000km, tùy vào điều kiện sử dụng của khách hàng. Trên màn hình hiển thị đa thông tin sau vô lăng, sẽ có cảnh báo dung dịch AdBlue ở mức từ 2.500km trở xuống.
Nói thêm về dung dịch AdBlue trên Ford Evrest thế hệ mới, đại diện Ford Việt Nam cho biết khi xe đang chạy nhưng dung dịch AdBlue hết, lúc này xe vẫn hoạt động bình thường.
Trong trường hợp hết dung dịch AdBlue khi xe đang chạy, thì xe sẽ vẫn có thể tiếp tục lăn bánh cho đến dừng xe, tắt máy. Sau đó, động cơ sẽ không thể khởi động lại nữa.
Dung dịch AdBlue hiện được bán tại các đại lý của Ford Việt Nam với giá 55.000 đồng/lít, như vậy với dung tích 18 lít thì số tiền khách hàng bỏ ra vào khoảng 990.000 đồng khi đổ đầy bình.
Theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 (Euro 5) từ ngày 1/1/2022. Trên thị trường, những dòng xe máy dầu như Mitsubishi Triton, Pajero Sport, Mazda BT-50, Kia Carnival, Nissan Navara,... đã có phiên bản động cơ chuẩn Euro 5 nhưng chưa cần phải dùng dung dịch AdBlue như trên Ford Everest 2022.
Xem thêm: Xếp hạng phân khúc SUV 7 chỗ tháng 6: Doanh số Ford Everest tăng mạnh nhờ giảm giá bán
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.