Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong cuộc họp nóng ngày 13/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho biết khi dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đưa ra đấu thầu quốc tế, nhà thầu Giang Tô bỏ thầu rất thấp và đã trúng thầu.
“Trong quá trình thi công, họ có sử dụng một số thầu phụ ở Việt Nam tham gia cung cấp vật liệu, các dịch vụ khác. Quá trình đó thuộc phạm vi các nhà thầu, mang tính chất hợp đồng kinh tế. Còn sản phẩm khi đưa ra thì phải theo quy trình quản lý về chất lượng”, Thứ trưởng Thọ nói.
Thứ trưởng cũng khẳng định không bao giờ có chuyện đem bùn nạo vét lên đắp nền đường cao tốc. Tuy nhiên, ở góc độ kỹ thuật, ông Thọ cho hay trong các giải pháp kỹ thuật, dùng bùn đắp tạo nên sự phản áp thì vẫn có.
"Tức là bùn ở dưới nước vớt lên, khi khô ráo mà thành phần hạt tốt, chỉ tiêu cơ lý đạt… sử dụng được thì người ta vẫn sử dụng. Sau đó sẽ đầm lèn và đạt được độ chặt K95 thì vẫn sử dụng được. Vật liệu sau đầm lèn không đạt K95 phải bóc đổ đi. Quy trình là như vậy, còn lại là do giám sát ở hiện trường”, Thứ trưởng Thọ lý giải.
Một vấn đề khác tại dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đó là trữ lượng đá khan hiếm, vì thế có phản ánh nhà thầu đã lấy đá kém chất lượng để thi công.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Thọ cho hay vật liệu khi đưa vào thi công phải theo quy chuẩn, có tiêu chuẩn đàng hoàng. Khi đưa ra công trình thì có hai hình thức. Có thể nghiệm thu ở công trình để đưa vào hoặc một số sản phẩm có thể nghiệm thu ngay ở nơi sản xuất.
“Công trình đó xảy ra hư hỏng, sạt lở, tìm hiểu nguyên nhân thì quy trình rất rõ. Từ vấn đề thiết kế, giám sát, chủ đầu tư đều quy định rõ trách nhiệm trong quá trình đó” - Thứ trưởng Thọ nói.
Liên quan những hư hỏng xuất hiện trên đoạn cao tốc Đà Nẵng-Tam Kỳ thuộc gói thầu JICA, Thứ trưởng Thọ khẳng định: “Công tác sửa chữa sẽ được thực hiện quyết liệt và đồng bộ, có lộ trình và làm đến khi nào triệt để mới thôi. Trước mắt phải vá lại, không bong tróc, đảm bảo an toàn giao thông. Đây là bước ưu tiên cần phải làm nhưng không phải xong rồi để đó”.
“Bước hai bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, vì sao xảy ra nứt, bong tróc và tạo thành ổ gà, ổ voi. Đến bước này là làm triệt để, làm một cách đồng bộ, nếu có ảnh hưởng từ phần móng thì phải cào lên làm lại, làm như mới” - Thứ trưởng Thọ nói.
Trong chuyến kiểm tra thực tế chiều ngày 13/10, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng đã dừng lại 2 điểm tại Km số 27 và Km 40 thuộc huyện Duy Xuyên và Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đây là 2 vị trí tập trung nhiều hư hỏng, ổ gà nhất trên toàn tuyến.
Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, tình trạng hư hỏng mặt đường cao tốc khối lượng không quá lớn. Nhưng đối với đường cao tốc, lưu lượng xe rất lớn với tốc độ cao nên vấn đề an toàn giao thông phải đặt lên hàng đầu.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng "truy vấn" đơn vị Tư vấn giám sát và khẳng định quá trình giám sát như vậy mà để xảy ra hư hỏng mặt đường là không thể chấp nhận được.
Hỏng đường không phải do... thời tiết! Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết nguyên nhân gây bong tróc, ổ gà trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không phải do thời tiết như công bố ban đầu của Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mà do lỗi trong quá trình thi công. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.