Đường sắt cao tốc: Không phải tất cả đều lỗ nặng

Hải Lâm - 21/05/2025 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều ý kiến cho rằng đầu tư đường sắt cao tốc sẽ lỗ nặng, song thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy điều ngược lại. Theo ông Cao Bảo Đỗ, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần FPT, trước khi khẳng định lỗ hay lãi, cần có cái nhìn toàn diện, dựa trên số liệu và kinh nghiệm quốc tế.

Từ lâu, đường sắt cao tốc (ĐSCT) vẫn được xem là biểu tượng của sự phát triển hiện đại, kết nối nhanh và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, mỗi lần nhắc đến ĐSCT, dư luận lại bùng lên tranh cãi gay gắt, một trong những luồng ý kiến phổ biến nhất là: ĐSCT hầu hết lỗ, gây nợ nần chồng chất, chỉ có tác dụng biểu tượng.

Hàng loạt thông tin được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội như “ĐSCT Trung Quốc mỗi ngày lỗ 1.400 tỷ đồng”, hay “Trung Quốc làm 50.000km ĐSCT mà nợ gần 1.000 tỷ USD”… đã khiến nhiều người mặc định rằng đầu tư ĐSCT đồng nghĩa với lỗ, với gánh nặng tài chính, và không mang lại hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, trên trang cá nhân, doanh nhân Đỗ Cao Bảo – một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ kỳ cựu đã có bài viết phản biện lại quan điểm này. Ông không chỉ nêu tên các quốc gia có ĐSCT có lãi mà còn dẫn chứng cụ thể từ báo cáo tài chính, lợi nhuận doanh nghiệp vận hành và xu hướng phát triển của các tuyến đường sắt cao tốc trên thế giới.

“Rất nhiều tuyến ĐSCT trên thế giới có lãi, nhiều hệ thống ĐSCT của nhiều quốc gia có lãi, chứ không phải toàn lỗ như chúng ta vẫn nghĩ. Hơn thế nữa, chính ở nhiều quốc gia, ĐSCT có lợi nhuận lớn hơn đường sắt thường và còn bù lỗ cho đường sắt thường và đường sắt vận chuyển hàng hóa,” ông viết.

Đường sắt cao tốc: Không phải lúc nào cũng lỗ

Trong bài viết, ông Đỗ Cao Bảo đưa ra dẫn chứng các tập đoàn đường sắt trên thế giới đều "lãi đậm".

Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) – đơn vị vận hành hệ thống TGV đã nhiều năm kinh doanh có lãi. Từ năm 2007, SNCF đã đạt lợi nhuận ròng 1,75 tỷ USD. Năm 2024, dù thế giới vẫn còn phục hồi sau đại dịch, SNCF tiếp tục báo lãi 1,6 tỷ euro (~1,79 tỷ USD), chủ yếu nhờ các đoàn tàu cao tốc. Năm 2022, con số này thậm chí là 2,4 tỷ euro.

Với mô hình vận hành hiệu quả, tàu TGV không chỉ chạy nội địa mà còn vươn đến nhiều nước châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Luxembourg và cả Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ.

Tập đoàn ĐSCT của Nhật Bản lãi hơn 6 tỷ USD mỗi năm. Nhật Bản có bốn công ty ĐSCT tư nhân hoá hoàn toàn: JR Central, JR East, JR West và JR Kyushu – tất cả đều niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong 24 năm từ 2001 đến 2024 (trừ hai năm đại dịch), cả bốn công ty đều có lãi đều đặn, với tổng lợi nhuận năm 2024 vượt 6 tỷ USD.

Trong đó, JR Central (vận hành tuyến Tokyo – Osaka) đạt 3,63 tỷ USD lợi nhuận, JR East là 1,83 tỷ USD, còn JR West và Kyushu lần lượt là 272 triệu và 323 triệu USD. Các tuyến Shinkansen là nguồn thu chính, nhiều tuyến đạt điểm hoà vốn và bắt đầu sinh lời chỉ sau vài năm hoạt động. Tổng vốn hóa thị trường của 4 công ty này hiện đạt gần 60 tỷ USD.

Trung Quốc sở hữu mạng lưới ĐSCT lớn nhất thế giới với hơn 45.000km. Trong 15 tuyến 350 km/h thì 6 tuyến đã có thể tự trang trải toàn bộ chi phí, gồm cả vận hành lẫn chi phí vốn. Đây đều là những tuyến qua vùng đông dân cư, có kết nối cảng biển và các trung tâm kinh tế lớn: Bắc Kinh – Thượng Hải, Bắc Kinh – Thiên Tân, Thượng Hải – Hàng Châu, Nam Kinh – Hàng Châu, Quảng Châu – Thâm Quyến – Hồng Kông...

Năm 2023, hệ thống ĐSCT Trung Quốc đạt doanh thu 178 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 3,3 tỷ CNY (~465 triệu USD), đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Đặc biệt, tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải là “con gà đẻ trứng vàng” với lợi nhuận vượt 1 tỷ USD/năm từ 2016, đạt 1,86 tỷ USD năm 2019 và tiếp tục tăng sau Covid.

Đến đầu tháng 5/2025, công ty vận hành tuyến này có vốn hóa thị trường lên đến 40 tỷ USD (295 tỷ CNY), thuộc hàng cao nhất thế giới trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Vì sao vẫn có quan điểm “lỗ nặng”?

Những thông tin về ĐSCT thua lỗ thường xuất phát từ việc đánh giá hệ thống còn non trẻ, mới vận hành và chưa đạt điểm hoà vốn. Chi phí đầu tư ĐSCT rất lớn, hành khách những năm đầu còn thấp. Tuy nhiên, khi hệ thống phát triển dần và đạt độ phủ đủ lớn, lưu lượng hành khách tăng mạnh thì lợi nhuận sẽ bắt đầu hiện rõ.

Tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải lỗ 3 năm đầu, hoà vốn năm thứ 4, đến năm thứ 5 có lãi, và chỉ sau 6 năm đã vượt mốc 1 tỷ USD lợi nhuận. Tương tự, tuyến Bắc Kinh – Thiên Tân lỗ ba năm đầu (2008–2011), từ năm thứ 5 bắt đầu có lãi, và đạt 1,8 tỷ USD lợi nhuận vào năm 2019.

Ngoài ra, tỷ lệ lấp đầy hành khách – một chỉ số quan trọng cho hiệu quả khai thác – liên tục tăng qua các năm. Từ mức 57% năm 2012, lên 75,9% vào năm 2024. Nếu tốc độ mở tuyến mới chậm lại, tỷ lệ lấp đầy sẽ còn tăng mạnh, kéo theo biên lợi nhuận cao hơn.

Cần lưu ý rằng các khoản lợi nhuận nói trên đã bao gồm chi phí khấu hao và lãi vay đầu tư, nghĩa là được tính toán đầy đủ chi phí vận hành và vốn. Giá vé ĐSCT cũng có biên độ lớn, từ hơn 20 USD (550.000 đồng) đến hơn 300 USD (8,3 triệu đồng) cho một lượt 1.300km, tuỳ hạng ghế.

Các chuyên gia cũng cho rằng hiệu quả của đường sắt cao tốc phụ thuộc vào cách tổ chức, cách đầu tư và cả thể chế vận hành. Bài viết của ông Đỗ Cao Bảo không nhằm phủ nhận rủi ro hay thách thức của dự án, mà đặt lại câu hỏi căn bản: Liệu chúng ta đang đánh giá ĐSCT dựa trên dữ liệu và thực tế quốc tế, hay chỉ dựa vào định kiến và thông tin chưa được kiểm chứng.

Việc phán xét rằng “ĐSCT không bao giờ có lãi” là quá vội vàng. Những người đưa ra kết luận như vậy phần lớn chưa từng đọc báo cáo tài chính hay nghiên cứu cụ thể về các mô hình vận hành trên thế giới. Không chỉ Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, mà cả Đức, Áo, Bỉ, Italy – nhiều quốc gia khác cũng có hệ thống ĐSCT sinh lời, dù không phải lúc nào cũng được hạch toán tách biệt, ông Bảo kết luận.

Hòa Phát: Mỗi năm đầu tư 1 tỷ USD làm đường sắt cao tốc, điện hạt nhân...

Hòa Phát: Mỗi năm đầu tư 1 tỷ USD làm đường sắt cao tốc, điện hạt nhân...

Doanh nghiệp
(VNF) - Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho biết, trung bình mỗi năm Hòa Phát đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các dự án mới, trong đó có nhiều dự án trọng điểm như đường sắt cao tốc, điện hạt nhân.
Cùng chuyên mục
TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

(VNF) - Để giảm phát thải và thúc đẩy giao thông bền vững, TP. HCM đang đẩy mạnh kế hoạch chuyển đổi khoảng 400.000 xe máy công nghệ từ động cơ xăng sang xe điện. Kế hoạch này bao gồm khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống trạm sạc và đề xuất chính sách ưu đãi cho tài xế, dự kiến hoàn thiện trong tháng 6 và công bố lộ trình vào tháng 7.

Nhà đầu tư BOT có thể được nhà nước chia sẻ nếu giảm doanh thu

Nhà đầu tư BOT có thể được nhà nước chia sẻ nếu giảm doanh thu

17/05/25 18:23 (GMT+7)

(VNF) - Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP trong nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

17/05/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

17/05/25 09:39 (GMT+7)

(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Bình Định muốn xây khu đô thị, sân golf trên núi Vũng Chua

Bình Định muốn xây khu đô thị, sân golf trên núi Vũng Chua

16/05/25 15:10 (GMT+7)

(VNF) - Tỉnh Bình Định đang nghiên cứu quy hoạch một tổ hợp đa chức năng, bao gồm: sân golf, khu đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng, khu đất dành cho chuyên gia, phát triển nhà ở xã hội… tại núi Vũng Chua.

Quảng Ninh tính xây nhà hát gần 1 tỷ USD, gấp 2 lần nhà hát ở Hồ Tây - Hà Nội

Quảng Ninh tính xây nhà hát gần 1 tỷ USD, gấp 2 lần nhà hát ở Hồ Tây - Hà Nội

16/05/25 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Quảng Ninh đang mời gọi nhà đầu tư tham gia dự án xây dựng nhà hát hiện đại tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, với tổng vốn hơn 22.000 tỷ đồng.

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

15/05/25 16:12 (GMT+7)

(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống.

Hà Nam gọi vốn hơn 2.200 tỷ làm Khu đô thị Tây Nam cầu Yên Lệnh

Hà Nam gọi vốn hơn 2.200 tỷ làm Khu đô thị Tây Nam cầu Yên Lệnh

15/05/25 13:30 (GMT+7)

(VNF) - Giữa lúc thị trường địa ốc phía Bắc đang khởi sắc trở lại, Hà Nam kêu gọi đầu tư dự án xây dựng khu đô thị mới Tây Nam cầu Yên Lệnh với tổng vốn đầu tư 2.209 tỷ đồng.

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

15/05/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.

Cần hơn 61.000 tỷ phát triển cảng biển Sóc Trăng

Cần hơn 61.000 tỷ phát triển cảng biển Sóc Trăng

15/05/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Vốn cho hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 61.513 tỷ, trong đó 19.607 tỷ cho hạ tầng hàng hải công cộng và 41.906 tỷ cho phát triển bến cảng.

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

14/05/25 16:24 (GMT+7)

(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.

Bình Định: Lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng và bến siêu du thuyền 5.200ha

Bình Định: Lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng và bến siêu du thuyền 5.200ha

14/05/25 15:15 (GMT+7)

(VNF) - Phân khu Không gian phát triển đô thị, nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ, du lịch và Bến Siêu du thuyền Đề Gi có quy mô hơn 5.200ha, trải dài qua địa bàn hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

14/05/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.

Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh

Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh

14/05/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để các khu công nghiệp (KCN) thực sự "xanh" và hội nhập vào nền kinh tế xanh, cần gỡ nút thắt và thúc đẩy mạnh mẽ dòng tín dụng xanh.

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng số 3&4 Lạch Huyện

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng số 3&4 Lạch Huyện

13/05/25 19:35 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 13/5/2025, Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 & 4 Lạch Huyện - Cảng Hải Phòng.

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

13/05/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

12/05/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.

'Ông lớn' Mỹ khai phá thị trường F&B 28 tỷ USD ở Việt Nam

'Ông lớn' Mỹ khai phá thị trường F&B 28 tỷ USD ở Việt Nam

12/05/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Sự hiện diện của các “ông lớn” ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Mỹ tại Việt Nam ngày càng rõ nét, từ bánh kẹo, nước giải khát cho đến đồ ăn nhanh và chuỗi cà phê. Với quy mô dân số 100 triệu người và thị trường tiêu dùng tăng trưởng cao, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến chiến lược của các thương hiệu F&B toàn cầu đến từ Mỹ.

Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Đa ngành và hướng tới chuỗi giá trị cao

Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Đa ngành và hướng tới chuỗi giá trị cao

11/05/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Với hàng tỷ USD vốn đầu tư và sự hiện diện ngày càng rõ nét, các doanh nghiệp Mỹ ngày càng thể hiện vị thế trên thị trường Việt Nam. Từ hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, sản xuất chip, năng lượng sạch tới ngân hàng... đầu tư Mỹ đang hướng tới những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?

Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?

11/05/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo kế hoạch, từ năm 2027, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ bắt đầu phải kiểm định khí thải, mở đầu cho giai đoạn siết chặt kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí đô thị.

Bình Định: Loạt dự án điện gió nghìn tỷ chờ nhà đầu tư

Bình Định: Loạt dự án điện gió nghìn tỷ chờ nhà đầu tư

11/05/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Bình Định sẽ đấu thầu chọn nhà đầu tư chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án điện gió nghìn tỷ.

Bắc Giang: Công ty Ninh Sơn được chấp thuận làm dự án KCN hơn 89ha

Bắc Giang: Công ty Ninh Sơn được chấp thuận làm dự án KCN hơn 89ha

10/05/25 16:30 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Cổ phần đầu tư công nghiệp công nghệ Ninh Sơn vừa được chấp thuận là chủ đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn (giai đoạn 1), thị xã Việt Yên, Bắc Giang.

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

10/05/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.

 Đà Nẵng nghiên cứu làm tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng nghiên cứu làm tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam

10/05/25 14:15 (GMT+7)

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định thành lập tổ công tác nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị Đà Nẵng – Quảng Nam.

Tin khác
TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

(VNF) - Để giảm phát thải và thúc đẩy giao thông bền vững, TP. HCM đang đẩy mạnh kế hoạch chuyển đổi khoảng 400.000 xe máy công nghệ từ động cơ xăng sang xe điện. Kế hoạch này bao gồm khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống trạm sạc và đề xuất chính sách ưu đãi cho tài xế, dự kiến hoàn thiện trong tháng 6 và công bố lộ trình vào tháng 7.

Nhà đầu tư BOT có thể được nhà nước chia sẻ nếu giảm doanh thu

Nhà đầu tư BOT có thể được nhà nước chia sẻ nếu giảm doanh thu

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

Bình Định muốn xây khu đô thị, sân golf trên núi Vũng Chua

Bình Định muốn xây khu đô thị, sân golf trên núi Vũng Chua

Quảng Ninh tính xây nhà hát gần 1 tỷ USD, gấp 2 lần nhà hát ở Hồ Tây - Hà Nội

Quảng Ninh tính xây nhà hát gần 1 tỷ USD, gấp 2 lần nhà hát ở Hồ Tây - Hà Nội

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

Hà Nam gọi vốn hơn 2.200 tỷ làm Khu đô thị Tây Nam cầu Yên Lệnh

Hà Nam gọi vốn hơn 2.200 tỷ làm Khu đô thị Tây Nam cầu Yên Lệnh

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

Cần hơn 61.000 tỷ phát triển cảng biển Sóc Trăng

Cần hơn 61.000 tỷ phát triển cảng biển Sóc Trăng

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

Bình Định: Lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng và bến siêu du thuyền 5.200ha

Bình Định: Lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng và bến siêu du thuyền 5.200ha

Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh

Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng số 3&4 Lạch Huyện

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng số 3&4 Lạch Huyện

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

'Ông lớn' Mỹ khai phá thị trường F&B 28 tỷ USD ở Việt Nam

'Ông lớn' Mỹ khai phá thị trường F&B 28 tỷ USD ở Việt Nam

Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Đa ngành và hướng tới chuỗi giá trị cao

Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Đa ngành và hướng tới chuỗi giá trị cao

Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?

Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?

Bình Định: Loạt dự án điện gió nghìn tỷ chờ nhà đầu tư

Bình Định: Loạt dự án điện gió nghìn tỷ chờ nhà đầu tư

Bắc Giang: Công ty Ninh Sơn được chấp thuận làm dự án KCN hơn 89ha

Bắc Giang: Công ty Ninh Sơn được chấp thuận làm dự án KCN hơn 89ha

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

 Đà Nẵng nghiên cứu làm tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng nghiên cứu làm tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam