'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chia sẻ tại hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh 2020 mới đây, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR, cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 năm vừa qua, sản lượng kinh doanh của tổng công ty chỉ đạt 6.828,6 tỷ đồng, bằng 79% so với cùng kỳ. Mức doanh thu vận tải theo đó cũng giảm gần 22%, đạt 6.565,1 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ, doanh thu ước đạt 1.713 tỷ, giảm 34% và dự kiến lỗ hơn 1.324 tỷ đồng.
Ông Minh đánh giá năm 2020 khối đường sắt cũng như các doanh nghiệp vận tải khác phải chịu tác động tiêu cực do đại dịch và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến sản lượng vận tải hành khách sụt giảm mạnh.
Trong khi đó, ngành đường sắt lạc hậu, hạ tầng cũ, nhiều đường đơn… nên khó tạo động lực phát triển. Vì vậy, các chỉ tiêu về vận tải hành khách của các công ty cổ phần vận tải đều sụt giảm sâu so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch đề ra.
“Dịch bệnh đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch khôi phục vận tải hành khách của các đơn vị trong các đợt cao điểm hè, lễ Tết. Số lượt hành khách đi tàu có tháng chỉ đạt 30-35% so với cùng kỳ, đây là mức thấp nhất trong lịch sử ngành đường sắt”, ông Minh cho biết.
Trong khi dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc, dự án 7.000 tỷ sẽ tập trung triển khai để đảm bảo tiến độ thi công cũng làm giảm năng lực chạy tàu thông qua 25-30%. Yếu tố này cùng sự cạnh tranh của các hãng hàng không về giá vé sẽ tác động mạnh đến sản lượng vận tải hành khách của ngành đường sắt.
“Với tình hình như hiện nay, vốn chủ sở hữu 3.200 tỷ đồng của tổng công ty tại 2 Công ty CP Vận tải Hà Nội và Sài Gòn sẽ mất hoàn toàn. Nỗ lực sản xuất kinh doanh trong những năm qua ở 2 đơn vị này sẽ bị xóa sạch trong 3 năm tới,” ông Minh lo ngại.
Vị chủ tịch cũng cho rằng nguồn vốn bố trí cho đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt còn quá thấp so nhu cầu, chưa tạo sức hút đối với nguồn vốn tư nhân nên các dự án đều kéo dài hoặc đình trệ, khiến thị phần vận tải đường sắt ngày càng thu hẹp.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, nếu tính cả giai đoạn 2010-2020, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực đường sắt xấp xỉ 40.000-45.000 tỷ đồng, bình quân 4.000-4.500 tỷ đồng/năm. Nguồn vốn này có tăng trong những năm qua nhưng không nhiều, chủ yếu để duy trì chạy tàu, bảo trì kết cấu hạ tầng.
Theo ông Đông, hạ tầng là điểm nghẽn và yếu của ngành đường sắt nhưng không thể làm một sớm một chiều trong thời gian ngắn.
Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, cho biết 2020 là năm đầu tiên VNR lỗ và mức lỗ này là tương đối cao. Đây là điều lo lắng cho tổng công ty trong phát triển những năm tới.
“Tổng công ty được giao quản lý nhiều tài nguyên, tài sản nhưng khai thác kinh doanh ra tiền là gần như không có mà dựa vào ngân sách. 10 năm qua huy động ngân sách tư nhân rất hạn hẹp vì thế Đề án quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt được giao tài sản cần làm kỹ càng để trình Chính phủ phê duyệt. Từ đó có các chính sách hút vốn tư nhân hiệu quả” bà Hà nhấn mạnh.
Bà Hà cũng yêu cầu tổng công ty sớm có báo cáo Ủy ban Quản lý vốn về dự báo các phương án kinh doanh để có cơ sở phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu sẽ là cắt giảm chi phí, áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất; điều chỉnh tái cơ cấu…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.