Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo nghị quyết được phê duyệt, kinh phí xây cầu Phước An từ vốn của ngân sách tỉnh gần 2.900 tỷ đồng, ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 2.000 tỷ đồng. Dự án này đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình và đã được Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh này thẩm tra.
Trước đó, Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải đã có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Phước An, thị xã Phú Mỹ.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án, năm 2009, UBND tỉnh này đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng liên cảng Cái Mép - Thị Vải và chia dự án thành 2 giai đoạn thực hiện.
Giai đoạn 1 dự án thực hiện tuyến đường liên cảng dài khoảng 19,65km, từ điểm cầu Km0+00 cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ thuộc thị xã Phú Mỹ đến điểm cầu Km19+650, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ.
Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng cầu Phước An vượt sông Thị Vải nối thị xã Phú Mỹ với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) có chiều dài 3,26km.
Hiện tại giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, còn giai đoạn 2 chưa được triển khai do nguồn vốn đầu tư khó khăn.
Để huy động từ các nguồn vốn khác nhau, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đồng ý điều chỉnh tách giai đoạn 2 của dự án nêu trên thành 1 dự án riêng là dự án đầu tư xây dựng cầu Phước An, thị xã Phú Mỹ. Tổng chiều dài đầu tư cầu Phước An (sau điều chỉnh) khoảng 3,76km. Quy mô dự án gồm đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục về phần cầu, đường đầu cầu...
Tổng mức đầu tư dự án này là 4.879 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Dự kiến dự án sẽ được xây dựng và hoàn thành trong vòng 5 năm kể từ ngày khởi công xây dựng.
Hiện tại, cầu Phước An chưa được đầu tư nên toàn bộ hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ từ hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải đi qua các tỉnh lân cận (TP. HCM, Đồng Nai, Long An…) phải đi qua Quốc lộ 51.
Điều này dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 51 và kéo dài lộ trình vận chuyển 20km so với đi qua cầu Phước An, làm ảnh hưởng đến năng suất, năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải so với các cảng trong khu vực.
Bên cạnh đó, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đang được triển khai thi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, việc đầu tư xây dựng cầu Phước An để nối hệ thống cảng với cao tốc Bến Lức - Long Thành là hết sức cần thiết và cấp bách.
Cầu Phước An đóng vai trò kết nối hạ tầng đồng bộ hệ thống cảng biển nhóm 5 với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.
Vào tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất về nguyên tắc với phương án lựa chọn vị trí xây dựng cầu Phước An theo đề xuất của hai tỉnh. Cụ thể là chọn phương án tim cầu cách mép cảng Phước An (Đồng Nai) khoảng 150m về phía thượng lưu so với ranh đất cảng Phước An, đảm bảo hành lang an toàn công trình tối thiểu 150m theo quy định.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý trong quá trình hoàn chỉnh dự án cần nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo giao thông thủy trên sông Thị Vải và các nhánh sông kết nối tại vị trí cầu Phước An.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.