Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong bài phát biểu trước các thành viên quốc hội Ukraine cuối tuần qua, bà Leyen cho hay Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ công bố gói trừng phạt thứ 12 lên Nga trong tuần này.
Chủ tịch EC tiết lộ loạt hạn chế mới sẽ bao gồm các lệnh cấm xuất nhập khẩu bổ sung và các hành động nhằm thắt chặt trần giá đối với dầu của Nga. Bà cho biết khối này cũng đang có kế hoạch đưa ra “các biện pháp cứng rắn” mới đối với các công ty của nước thứ ba giúp Nga lách các lệnh trừng phạt.
“Chúng tôi sẽ sớm đề xuất gói trừng phạt thứ 12 với một danh sách đen mới, các lệnh cấm xuất nhập khẩu mới, siết chặt trần giá dầu và các biện pháp cứng rắn hơn”, bà Leyen tuyên bố.
Trước đó, hãng Bloomberg đưa tin trong gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga, EU dự kiến đưa ra các hạn chế thương mại với tổng giá trị ước tính khoảng 5,3 tỷ USD. Dự kiến, hơn 100 cá nhân và 40 pháp nhân cũng sẽ bị thêm vào danh sách trừng phạt mới của EU.
Theo đó, gói trừng phạt này sẽ tác động đến việc xuất khẩu thiết bị hàn và các sản phẩm hóa học cũng như các công nghệ khác có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Liên minh cũng đang xem xét việc cấm cấp phép phần mềm và nhập khẩu một số kim loại đã qua chế biến, nhôm và các sản phẩm xây dựng, sản phẩm vận tải....
Nguồn tin của Bloomberg cũng cho biết EU đang tìm kiếm các phương án để tuân thủ biện pháp áp trần giá dầu hiệu quả hơn, đặc biệt là đề xuất tăng tính minh bạch trong việc hình thành giá dầu và hạn chế giao dịch với các tàu bị xử phạt.
Đồng thời, các hành động cho phép sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine cũng là một trong những biện pháp bổ sung tiềm năng cho gói trừng phạt mới.
Các phương tiện truyền thông trước đó cũng liệt kê các biện pháp chống lại ngành công nghiệp hạt nhân và kim cương của Nga cũng như hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này. Tuy nhiên, bà von der Leyen không đề cập đến bất kỳ biện pháp nào trong số này trong bài phát biểu của mình.
Ở động thái liên quan, phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Á-Âu ở Samarkand hồi cuối tuần qua, ông Vittorio Torrembini - chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Ý tại Nga, nhận định rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không đạt được mục tiêu đặt ra là gây bất ổn cho Nga và nền kinh tế nước này.
“Nếu mục tiêu của các biện pháp trừng phạt là buộc Nga phải quỳ gối thì điều đó đã không đạt được. Châu Âu chịu thiệt hại nhiều hơn Nga từ những lệnh trừng phạt này, người nghèo thì nghèo hơn, doanh nhân mất việc kinh doanh, công nhân mất việc làm, người dân mất sức mua do chi phí năng lượng cao”, ông Torrembini nhấn mạnh.
Theo ông Torrembini, đã đến lúc các nước và chính phủ phương Tây “thực hiện các biện pháp khác” thay vì trừng phạt, bao gồm cả nỗ lực bắt đầu đối thoại với Moscow.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Ý tại Nga lưu ý rằng tăng cường hợp tác thương mại có thể là một trong những con đường để hình thành chiến lược hợp tác mới giữa Nga và EU. Tuy nhiên, ông cho biết hiện tại nhiều công ty châu Âu đang bị áp lực không được tham gia các dự án với Nga.
Tuy nhiên, ông Torrembini cho rằng “ngưng kinh doanh với Nga giống như chặn nước bằng tay” và bày tỏ hy vọng rằng hợp tác kinh doanh sẽ không bị cản trở bởi các chương trình nghị sự chính trị.
Trước đó, phát biểu với các phóng viên vào tháng 9, ông Torrembini cho biết, gần như tất cả các tập đoàn Ý buộc phải rời khỏi thị trường Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây trong nhiều tháng qua đều bày tỏ mong muốn quay trở lại. Ông nói thêm 150 công ty Ý vẫn duy trì sự hiện diện tại nước này.
Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, các nước thành viên EU ngày càng bất đồng về các hạn chế mới lên Nga vì nhiều nước phản đối một số biện pháp có mục tiêu chống lại Nga và cho rằng các biện pháp trừng phạt hiện tại không có tác dụng.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto hồi tháng trước cho biết họ sẽ phủ quyết mọi biện pháp chống lại lĩnh vực hạt nhân của Nga.
“Chính sách trừng phạt đơn giản là không có tác dụng. Các lệnh trừng phạt có thể gây hại cho Nga nhưng chúng chắc chắn gây ra tác hại lớn hơn cho nền kinh tế châu Âu, cho các nước châu Âu. Và nếu các biện pháp trừng phạt gây ra nhiều tổn hại cho những người áp đặt chúng hơn là những người mà chúng nhắm tới thì việc tiếp tục thực hiện chúng có ý nghĩa gì?”, ông Szijjarto cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti vào đầu tháng 10.
Moscow cho tới nay vẫn tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây lên nước này là bất hợp pháp và cảnh báo rằng chúng gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với các quốc gia áp đặt chúng so với Nga.
Xem thêm >> ‘Ông lớn’ ô tô Nga ghi nhận doanh số cao nhất một thập kỷ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.