Evergrande chìm sâu trong khủng hoảng, chủ tịch Hứa Gia Ấn bị cảnh sát giám sát?

Thuỷ Bình - 27/09/2023 16:09 (GMT+7)

(VNF) - Cuộc khủng hoảng của tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khi ngay sau tin tức công ty con của tập đoàn này bỏ lỡ hạn thanh toán trái phiếu là một luồng thông tin mới về việc người sáng lập Evergrande Hứa Gia Ấn hiện đang bị cảnh sát tạm giam và giám sát đặc biệt.

VNF
Truyền thông đưa tin ông Hứa Gia Ấn - Chủ tịch China Evergrande Group, hiện bị cảnh sát giám sát cư trú.

Theo Bloomberg, ông Hứa Gia Ấn, Chủ tịch tập đoàn China Evergrande Group, hiện đã bị cảnh sát kiểm soát.

Nguồn tin độc quyền của Bloomberg tiết lộ ông Hứa đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt vào đầu tháng này và bị tạm giam, theo dõi tại một địa điểm được chỉ định trước.

Hành động này được gọi là "giám sát nơi cư trú" - một phương thức của cảnh sát Trung Quốc nhằm theo dõi một đối tượng khả nghi, nhưng chưa thể bị tạm giam hoặc bắt giữ chính thức.

Người bị giám sát có thể bị buộc tội hoặc không, nhưng một khi bị giám sát nơi cư trú có nghĩa là người này sẽ không thể rời khỏi nơi được chỉ định cư trú, không được đi ra ngoài hoặc gặp gỡ người khác mà không được chấp thuận, theo Luật Tố tụng Hình sự Trung Quốc.

Ngoài ra, người bị giám sát sẽ phải nộp hộ chiếu, chứng minh công dân hoặc giấy tờ tùy thân cho cảnh sát, nhưng lực lượng chức năng không được giữ các loại giấy tờ này quá 6 tháng.

Hiện vẫn chưa rõ tại sao ông Hứa lại bị giám sát cư trú, cảnh sát Quảng Đông - nơi có trụ sở chính của Evergrande, và đại diện tập đoàn vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời phát biểu nào về thông tin này.

Một nguồn tin khác từ phía Reuters cho biết ông Hứa đã ngừng liên lạc với nhân viên trong vài ngày qua.

Cổ phiếu của Evergrande đã giảm tới 18% trong phiên giao dịch buổi chiều ở Hong Kong ngày 27/9 sau khi tin tức về ông Hứa Gia Ấn được Bloomberg đăng tải.

Đây là diễn biến đáng chú ý, cho thấy vị thế sa sút của chủ tịch Evergrande. Trước đây, ông Hứa từng được coi là một trong những doanh nhân có mối quan hệ chính trị tốt nhất ở Trung Quốc với tham vọng từ ô tô điện đến bóng đá. Nhưng kể từ khi tập đoàn khó khăn, ông Hứa không chỉ phải bán bớt tư sản để trang trải nợ cho tập đoàn, mà còn có nguy cơ mắc vòng lao lý.

Thông tin về việc Chủ tịch Hứa Gia Ấn bị giám sát là động thái cho thấy câu chuyện về nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới đã bước vào một giai đoạn mới nghiêm trọng hơn, liên quan đến hệ thống tư pháp hình sự.

Trước đó, chính quyền Trung Quốc hồi đầu tháng này đã bắt giữ một số nhân viên tại đơn vị quản lý tài sản của tập đoàn, bao gồm cả 2 cựu giám đốc điều hành. Việc này làm dấy lên những câu hỏi về số phận của Evergrande sau những thất bại trong kế hoạch tái cơ cấu trong gần đây, khiến công ty này đứng trước nguy cơ bị thanh lý.

Hành động với ông Hứa được đưa ra ngay sau động thái với các cán bộ cấp cao của tập đoàn, càng khiến giới đầu tư thêm e sợ tai ương với Evergrande nói riêng và với cả ngành bất động sản lẫn ngành tài chính Trung Quốc nói chung.

Evergrande là nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới và là trung tâm của cuộc khủng hoảng thanh khoản chưa từng có trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, vốn chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

Sau khi bộc lộ sự bất ổn về tài chính từ năm 2021, Evergrande và hàng loạt công ty cùng ngành đã rơi vào cảnh vỡ nợ vì không thể thanh toán trái phiếu đúng hạn, phủ "bóng ma" ám ảnh lên ngành nhà đất Trung Quốc. 

Gần đây, kế hoạch tái cơ cấu nợ ở nước ngoài của Evergrande, chìa khóa cho sự tồn tại của công ty trong bối cảnh khủng hoảng ngột ngạt, bị cho là đã thất bại, dẫn tới nguy cơ tái tổ chức phá sản và thanh lý phá sản.

Trong một diễn biến mới nhất, ngày 25/9 vừa qua, công ty con của Evergrande là Hengda Real Estate Group thông báo chậm trả nợ trái phiếu cả gốc và lãi tính đến ngày 25/9 ước tính khoảng 4 tỷ NDT (547 triệu USD).

Xem thêm >> Công ty con gặp khủng hoảng trái phiếu, Evergrande ‘nợ chồng nợ’

Theo Bloomberg, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

(VNF) - Bên cạnh phần lớn thời gian dành cho công việc, tỷ phú Elon Musk, Tim Cook, Mark Zuckerberg… đều có cách sử dụng quỹ thời gian trống riêng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.