Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo CNN, "bom nợ" Evergrande đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 15, cho phép tòa án về phá sản của Mỹ công nhận một thủ tục phá sản hoặc tái cơ cấu nợ liên quan đến nước ngoài.
Phá sản theo Chương 15 trao cho các chủ nợ nước ngoài quyền tham gia vào các vụ phá sản của Mỹ và cấm phân biệt đối xử đối với các chủ nợ nước ngoài đó.
Tháng trước, Evergrande công bố khoản lỗ lên tới 81 tỷ USD tiền của cổ đông vào năm 2021 và 2022, theo một hồ sơ giao dịch chứng khoán. Hồ sơ cũng tiết lộ rằng tổng số nợ của Evergrande đã lên tới 2,437 nghìn tỷ NDT (340 tỷ USD) vào cuối năm ngoái - tương đương khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.
Trước đó, vào tháng 3 năm nay, Evergrande đã công bố kế hoạch tái cấu trúc trị giá hàng tỷ USD để trả nợ cho các chủ nợ quốc tế sau màn vỡ nợ lịch sử vào năm 2021. Với tổng nợ phải trả hơn 270 tỷ USD, kế hoạch này trở thành kế hoạch tái cơ cấu nợ lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc.
Evergrande cho biết trong một hồ sơ công bố kế hoạch: “Việc tái cấu trúc được đề xuất sẽ giảm bớt áp lực nợ nần ở nước ngoài của công ty và tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực của công ty để tiếp tục hoạt động và giải quyết các vấn đề về nợ.
Được coi là "bom nợ" với tổng nợ trái phiếu lên tới 330 tỷ USD, màn vỡ nợ của Evergrande đã trở thành hồi chuông cảnh báo đầu tiên trong ngành bất động sản Trung Quốc, gây nguy cơ lây lan khi ngành công nghiệp này trải qua cuộc khủng hoảng tệ nhất lịch sử.
Hãng tin Wall Street Journal (WSJ) mới đây dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington đang lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm giúp Nga lách các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Cụ thể, có nghi ngờ cho thấy công ty Beks Ship Management của Thổ Nhĩ Kỳ, vận hành hàng chục tàu chở dầu cũ kỹ, đã tham gia vào một "hạm đội ma" gồm hàng trăm tàu giúp Nga vận chuyển dầu bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, theo WSJ.
Đồng thời, các quan chức Mỹ cũng lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nơi cập cảng của các tàu Nga chở vũ khí và hàng hóa bị trừng phạt.
“Chúng tôi vẫn đang đối thoại với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về những vấn đề trên. Mong muốn chân thành của chúng tôi là tránh được kịch bản một công ty Thổ Nhĩ Kỳ bị trừng phạt. Chúng tôi đã làm việc với cả chính phủ và doanh nghiệp tư nhân để thông báo cho họ về những rủi ro rất thực tế này”, WSJ dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay.
Vị quan chức này cũng bày tỏ lo ngại tác động của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga đang bắt đầu giảm bớt. Nguồn tin tuyên bố Mỹ và các đồng minh đang tích cực làm việc để thắt chặt việc thực thi các biện pháp trừng phạt.
Từng được xem là “trụ cột cuối cùng” trong thị trường bất động sản hỗn loạn của Trung Quốc nhưng tập đoàn Country Garden hiện trở thành “quả bom hẹn giờ” khiến các nhà đầu tư và thị trường nín thở theo dõi từng nhất cử nhất động.
Liên tiếp những tin tức đáng thất vọng về tình hình kinh doanh của Country Garden trong nhiều tuần qua cho thấy ông lớn của bất động sản Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính thực sự.
Vào tối 10/8, Country Garden thẳng thắn thừa nhận tập đoàn này đang gặp phải khó khăn lớn nhất kể từ khi thành lập và dự kiến sẽ phải gánh khoản lỗ lên tới 7,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023.
Country Garden cho hay họ đã đánh giá thấp cường độ và thời gian suy thoái của thị trường cũng như không có cái nhìn đủ sâu sắc về những biến động cung – cầu trên thị trường bất động sản.
Ngay ngày 11/8, làn sóng bán tháo cổ phiếu của Country Garden diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Giá cổ phiểu của Country Garden giao dịch tại Hồng Kông đã giảm xuống mức chỉ còn khoảng 0,13 USD, rơi vào nhóm cổ phiếu penny.
Khối tài sản của tỷ phú Dương Huệ Nghiên cũng “bốc hơi” tới 84% kể từ mức đỉnh vào hồi tháng 6/2021, xuống còn chỉ 5,5 tỷ USD.
Theo đó, ngày 15/8, ông Stian Jenssen cho hay liên minh này đã bàn bạc về một số phương án về tư cách thành viên của Ukraine ở NATO trong tương lai, trong đó có “giải pháp khả thi” là “Ukraine từ bỏ một phần lãnh thổ và đổi lấy tư cách thành viên của NATO".
Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh Ukraine mới là bên cuối cùng quyết định khi nào đàm phán và với những điều kiện nào.
Trong tuyên bố trên Twitter sau đó, Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mikhail Podoliak, đã lập tức bác bỏ đề xuất này và xem đó là một ý tưởng “lố bịch”. Theo ông, giải pháp duy nhất là phương Tây “tăng tốc cung cấp vũ khí”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko cũng chỉ trích đề xuất này: "Các cuộc thảo luận về việc Ukraine gia nhập NATO với điều kiện phải từ bỏ một phần lãnh thổ của mình là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi luôn tin rằng NATO, giống như Ukraine, không bao giờ muốn đánh đổi lãnh thổ".
Về phía Nga, nhận định về đề xuất của Chánh văn phòng Tổng thư ký NATO Stian Jenssen, Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng tất cả các lãnh thổ được cho là của Ukraine đều có tính tranh chấp cao.
“Để gia nhập NATO, chính quyền Kiev sẽ phải từ bỏ ngay cả chính Kiev, thủ đô của nước Nga cổ. Khi đó họ sẽ phải dời thủ đô đến Lviv. Tất nhiên, nếu Ba Lan đồng ý", Hãng tin Tass dẫn lời ông Medvedev cho hay.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.