'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức thông báo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) ký kết ngày 30/6/2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
Theo đó, khi có hiệu lực EVFTA sẽ loại bỏ 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, EVFTA cũng sẽ loại bỏ 71% thuế xuất kể từ ngày 1/8, phần còn lại sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm.
Trong đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với ô tô phân khối lớn (trên 3.000cc cho động cơ xăng và trên 2.500cc cho động cơ diesel) sau 9 năm EVFTA có hiệu lực, với các loại ô tô khác, thuế nhập khẩu về 0% sau 10 năm. Đây được xem là cơ hội để người tiêu dùng trong nước mua được ô tô nhập khẩu từ thị trường châu Âu với giá và chi phí thấp hơn khá nhiều.
Tại buổi tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” diễn ra sáng 2/7, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Hà Duy Tùng cho biết, lộ trình cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với ô tô có nguồn gốc từ châu Âu trong vòng từ 9 đến 10 năm (tuỳ từng dung tích xi-lanh), lộ trình này sẽ cắt giảm dần dần hàng năm theo cam kết, từ mức thuế suất cam kết ban đầu cho đến hết năm thứ 9 (hoặc năm thứ 10) thì sẽ về 0%.
"Cụ thể, thuế nhập khẩu ô tô sẽ được cắt giảm đều theo từng năm. Ví dụ, ô tô nhập khẩu từ châu Âu hiện nay đang chịu mức thuế suất 70% và lộ trình cắt giảm trong 10 năm thì mỗi năm sẽ cắt giảm trung bình khoảng 7% và tiến tới sau 10 năm sẽ cắt giảm về 0%", ông Tùng chia sẻ.
Đối với lộ trình cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng ô tô (tối đa 7 năm), Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, bản thân trong hiệp định cũng đã có các quy định khá chi tiết và trên cơ sở cam kết của hiệp định thì dự thảo Nghị định của Bộ Tài chính đang xây dựng và sắp trình Chính phủ cũng sẽ có các mức thuế cắt giảm cho từng năm, trước mắt là từ nay đến năm 2022 và sẽ có từng mức thuế cụ thể.
“Sau khi ban hành, các doanh nghiệp có thể dựa trên cơ sở đó để tra cứu, tận dụng những ưu đãi này”, ông Tùng cho hay.
Về kế hoạch và lộ trình tổng quan cam kết của Việt Nam, ông Hà Duy Tùng cho biết, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì đang xây dựng trình Chính phủ kế hoạch tổng thể.
“Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Bộ Tài chính, là cơ quan tham mưu cho bộ, Vụ Hợp tác quốc tế đang phối hợp với đơn vị Hải quan liên quan để xây dựng kế hoạch tổng thể, có nội dung cốt lõi chính là xây dựng văn bản pháp lý để đảm bảo thực hiện các cam kết ngành tài chính. Trong đó, có biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đã trình Bộ lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và dự kiến trong tháng 7 sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ”, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết thêm.
Với EVFTA, về cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam, cam kết đối với một số nhóm hàng quan trọng của Việt Nam như sau: Ô tô: Mức cam kết tối đa tại Hiệp định là 78%. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 9 năm đối với ô tô phân khối lớn (trên 3.000cc cho động cơ xăng và trên 2.500 cc cho động cơ diesel) và 10 năm đối với các loại ô tô còn lại. Linh kiện, phụ tùng ô tô: Mức cam kết tối đa tại Hiệp định là 45%. Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu sau tối đa 7 năm. Xe máy: Mức thuế cam kết tối đa tại Hiệp định là 75%. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm đối với xe máy phân khối lớn (trên 150cc) và sau 10 năm đối với các nhóm xe máy còn lại. |
Xem thêm: Giá xe VinFast mới nhất tháng 7: VinFast Lux SA2.0 tăng giá gần 76 triệu đồng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.