'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đầu năm 2015, Tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản tuyên bố mua lại 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart, 2 chuỗi bán lẻ siêu thị lớn, một ở phía Bắc và một ở phía Nam của Việt Nam.
Đây là một trong những bước đi mới lạ trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Aeon.
Trong 30 năm bước chân ra thị trường quốc tế, Aeon nổi tiếng với chiến lược tiếp cận một mình. Tập đoàn không liên doanh, liên kết với hãng bán lẻ nội nào, hướng đi của Aeon là tự phát triển chuỗi siêu thị riêng.
Tuy nhiên, riêng tại Việt Nam, hãng bán lẻ Nhật đã chọn phương án liên doanh với đối tác bản địa. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại thị trường Đông Nam Á.
Còn với Fivimart và Citimart, hai chuỗi siêu thị này kỳ vọng liên doanh sẽ giúp hệ thống chuỗi ngày càng phát triển hơn khi được hỗ trợ từ hệ thống quản trị của người Nhật.
Sự xuất hiện của siêu thị Fivimart bên trong các trung tâm thương mại Aeon Mall cùng với logo chung vừa giúp tăng doanh số bán hàng, vừa là lời đảm bảo uy tín, “chất lượng Nhật Bản” của hàng hóa được bày bán bên trong.
Mặc dù vậy, 2 năm sau ngày hợp tác, kết quả Fivimart và Citimart thu được là những khoản lỗ lũy kế tăng đột biến.
Báo cáo tài chính năm 2016 của Fivimart cho thấy, năm 2016, doanh thu của chuỗi siêu thị này đạt 1.243 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 20% so với năm trước đó.
Tăng trưởng doanh thu là tín hiệu tích cực với các doanh nghiệp ngành bán lẻ như Fivimart. Nhưng hệ thống siêu thị này đồng thời báo lỗ 96 tỷ đồng trong năm 2016, cao gần gấp đôi con số lỗ năm 2015.
Sau hai năm hợp tác với người Nhật, khoản lỗ lũy kế của Fivimart đã tăng lên 173 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ còn hơn 30 tỷ đồng tính đến cuối năm 2016.
Yếu tố chính khiến Fivimart thua lỗ đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn, cao hơn cả lợi nhuận gộp từ bán hàng hóa trong siêu thị. Cụ thể, năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 280 tỷ đồng trong khi lãi gộp chỉ là 183 tỷ đồng. Điều tương tự đã diễn ra trong năm trước đó.
Tình hình hoạt động của Citimart cũng khá tương đồng với Fivimart khi doanh thu của chuỗi siêu thị này có tăng trưởng khoảng 15%, đạt gần 1.600 tỷ đồng trong năm 2016.
Tuy nhiên, Citimart cũng báo lỗ tổng cộng 123 tỷ đồng trong các năm 2015 và 2016. Đến cuối năm 2016, lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên tới 157 tỷ đồng.
Đáng chú ý là ngoài hoạt động thua lỗ, cả hai công ty này đều đang có vay nợ lớn ở các ngân hàng. Đến cuối năm 2016, tổng nợ và thuê tài chính của Fivimart là gần 700 tỷ đồng còn Citimart là hơn 710 tỷ đồng.
Các báo cáo của Fivimart và Citimart cho thấy, trước khi hợp tác với Aeon, hoạt động của hai chuỗi siêu thị này không có kết quả tài chính khả quan. Sau đó, sự xuất hiện của đối tác Nhật Bản cũng không cải thiện được tình hình tài chính của các doanh nghiệp này và ngược lại còn sa sút thấy rõ.
Hoạt động kinh doanh thua lỗ, kế hoạch mở rộng của Fivimart và Citimart cũng không hoàng tráng như đã từng công bố. Fivimart giới thiệu hiện có 26 siêu thị tại Hà Nội so với mục tiêu mở 30 địa điểm đặt ra vào năm ngoái.
Còn Citimart vận hành gần 30 siêu thị, chủ yếu đặt tại TP. HCM và một số khác tại Hà Nội và các tỉnh Khánh Hòa, Bình Dương, Kiên Giang, Hưng Yên.
Trong khi các siêu thị này kinh doanh thua lỗ, Aeon không ngừng bánh trướng vị thế tại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam với việc phát triển các đại siêu thị Aeon Mall. Hiện hệ thống này đã có 4 trung tâm và mới đây khởi công thêm 2 trung thâm nữa tại Hải Phòng và Hà Đông. Tập đoàn này có kế hoạch mở 20 trung tâm mua sắm tại Việt Nam đến năm 2025.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.