'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đã được đồn đoán từ lâu
Tờ Reuters đưa tin Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Morgan Stanley đã được thuê làm nhà bảo lãnh chính cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và Shein (có trụ sở tại Singapore) có thể triển khai đợt bán cổ phiếu mới vào năm 2024.
Shein chưa xác định quy mô của thương vụ hoặc mức định giá khi IPO. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 11, Bloomberg đưa tin "gã khổng lồ" thời trang nhanh mong muốn định giá 90 tỷ USD. Trước đó, nhà bán lẻ này được định giá ở mức 66 tỷ USD vào đợt định giá hồi tháng 5/2023.
Động thái này cho thấy gã khổng lồ thời trang nhanh do Trung Quốc thành lập đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu của mình bằng đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Việc nộp hồ sơ IPO bí mật không phải chuyện lạ tại Mỹ, vì điều này cho phép các công ty liên lạc với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) và thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào đối với hồ sơ của họ một cách riêng tư.
Trong vài tháng tới, Shein có thể sẽ điều chỉnh thủ tục giấy tờ của mình và trả lời nhiều câu hỏi từ cơ quan. Hồ sơ sẽ được công khai sau khi công ty sẵn sàng tiến hành IPO. Vào thời điểm đó, những thông tin liên lạc với SEC và mọi điều chỉnh đối với thủ tục giấy tờ của nó cũng sẽ được công bố.
Hiện chưa rõ liệu công ty có nộp đơn lên Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) để xin IPO tại Mỹ hay không, do các công ty Trung Quốc cần nhận được sự cho phép từ cơ quan quản lý trước khi tiếp tục cung cấp dịch vụ ở nước ngoài.
"Vì là một công ty quan trọng và có tính đột phá cao trong lĩnh vực bán lẻ, Shein sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư", Giám đốc điều hành GlobalData Neil Saunders cho biết.
Động thái IPO của gã khổng lồ thời trang nhanh diễn ra trong bối cảnh thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ đang gặp khó khăn trong việc phục hồi sau chuỗi lần ra mắt thị trường chứng khoán mờ nhạt.
Trong những tháng gần đây đã có 4 đợt IPO lớn và 3 trong số đó khiến các nhà đầu tư thất vọng.
Cụ thể, cổ phiếu của nhà sản xuất sandal người Đức Birkenstock, ứng dụng giao hàng tạp hóa Instacart và nhà thiết kế chip Arm Holdings đã giảm xuống dưới mức giá IPO của họ trong những ngày sau khi ra mắt.
Đối mặt rào cản pháp lý
Kể từ khi được thành lập ở Trung Quốc đại lục vào năm 2012, Shein đã phát triển vượt bậc và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trên toàn cầu nhờ những thiết kế hợp thời trang, chủng loại vô tận và mức giá cực rẻ.
Mặc dù vậy, công ty này cũng đã phải đối mặt với một loạt thách thức trong quá trình phát triển và phải đối mặt với cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng của mình, vi phạm luật lao động, gây tổn hại đến môi trường và ăn cắp thiết kế của các nghệ sĩ độc lập.
Công ty hiện đang bị một Ủy ban thuộc Hạ viện Mỹ điều tra kỹ càng về mối quan hệ với Bắc Kinh. Nhiều nhà lập pháp, bao gồm 16 tổng chưởng lý của đảng Cộng hòa, đã kêu gọi SEC đảm bảo Shein không sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng của mình trước khi chuỗi cung ứng được phép bắt đầu giao dịch tại Mỹ.
Vào tháng 10, Marcelo Claure, phó chủ tịch tập đoàn mới thành lập của công ty và cựu Giám đốc điều hành SoftBank, chia sẻ với truyền thông rằng Shein đang hợp tác với các nhà lập pháp và dành thời gian gặp họ để giải thích về hoạt động kinh doanh.
Theo ông Claure, “không có cái gọi là lao động cưỡng bức” trong các nhà máy của Shein mà ông ấy đã ghé thăm. Tuy nhiên, công ty đã nhiều lần thừa nhận rằng lao động cưỡng bức đã xuất hiện trong chuỗi cung ứng của mình và lưu ý rằng họ đang thực hiện các bước để khắc phục tình trạng này.
Hãng thời trang nhanh và ứng dụng Temu của Trung Quốc cũng bị các nhà lập pháp "để mắt" do các cáo buộc về việc tận dụng kẽ hở pháp lý để trốn thuế.
Nổi tiếng với những sản phẩm giá rẻ như áo sơ mi trị giá 10 USD và quần short biker 5 USD, Shein vận chuyển phần lớn sản phẩm của mình trực tiếp từ Trung Quốc đến người mua hàng bằng đường hàng không. Chiến lược vận chuyển trực tiếp đã giúp công ty tránh được hàng tồn kho và tránh thuế nhập khẩu tại Mỹ, một trong những thị trường lớn nhất của công ty, vì nó cho phép nhà bán lẻ điện tử tận dụng lợi thế "tối thiểu" điều khoản miễn thuế cho các sản phẩm giá rẻ.
Xem thêm >> 'Làm mưa làm gió' tại Mỹ, app bán hàng Trung Quốc Shein và Temu bị sờ gáy
Nỗ lực làm hài lòng các nhà lập pháp Mỹ
Với việc Giám đốc điều hành người Trung Quốc Sky Xu vẫn nắm quyền, Shein đã bổ nhiệm cựu chủ tịch ngân hàng đầu tư Bear Stearns Donald Tang làm chủ tịch điều hành và gương mặt đại diện cho công chúng vào đầu năm nay. Công ty cũng nỗ lực để thoát khỏi nhiều cáo buộc tiêu cực, kể từ khi bắt đầu hoạt động tại thị trường Mỹ.
Công ty đã thành công lấy đi thị phần trong ngành thời trang nhanh tại Mỹ từ tay Gap. Tháng 8 vừa qua, Shein hợp tác với SPARC Group, một liên doanh giữa chủ sở hữu Forever 21 Authentic Brands (AUTH.N) và nhà điều hành trung tâm mua sắm Simon Property (SPG.N), trong nỗ lực mở rộng thị trường và giúp hợp pháp hóa công ty trong mắt các nhà quản lý tại Washington.
Là một phần của thỏa thuận, Shein đã hợp tác với đối thủ cũ Forever 21 để ra mắt dòng quần áo đồng thương hiệu sẽ có Shein thiết kế, sản xuất và phân phối quần áo chủ yếu trên trang web của mình. Shein đã tổ chức các sự kiện bên trong các cửa hàng của Forever 21.
Mặc dù vậy, chặng đường chinh phục các nhà lập pháp Mỹ của Shein vẫn còn dài, đặc biệt khi CEO của công ty vẫn là một nhân vật bí ẩn, không trả lời phỏng vấn hay nói chuyện công khai về công ty. Cách làm này là một sự khác biệt lớn so với các công ty khác được giao dịch công khai ở Mỹ, nơi các CEO công ty thường xuyên xuất hiện công khai.
Xem thêm >> Bị các nhà lập pháp 'tuýt còi', ứng dụng Trung Quốc Shein vẫn nộp đơn IPO tại Mỹ?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.