'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Khơi nguồn" từ cửa Lạch Giang
Như vậy, Dự án đường thuỷ quan trọng này đã chính thức chuyển giao cho ngành hàng hải trong các công tác tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở đầu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời cảng biển Nam Định…
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, vùng nước cảng biển Nam Định có nhiều tiềm năng, lợi thế đặc biệt từ khi cụm công trình luồng Lạch Giang (thuộc thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định) được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Trước đây, dự án này thuộc Cục đường thuỷ nội địa quản lý (và được coi là lớn nhất về đường thủy ở miền Bắc, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư). Công trình gồm 8 hợp đồng xây dựng với tổng giá trị 75 triệu đôla (khoảng 1.600 tỷ đồng), được khánh thành tháng 11/2015.
Dự án này kết nối sông Ninh Cơ với cửa biển thuộc huyện Hải Hậu, nơi có lượng tàu thuyền vận tải, đánh bắt lớn chạy qua. Cụm công trình gồm luồng tàu dài 3.500 m; rộng 110 m; cao độ đáy luồng -6,5m.
Hiện tuyến luồng đã hoàn thành giúp tàu 500 tấn có thể lưu thông dễ dàng mà không cần chờ con nước lên, bên cạnh đó, cụm công trình có tác động tích cực đến môi trường biển khu vực Thịnh Long, bãi tắm Thịnh Long đang bồi mạnh và sạch sẽ hơn, nước trong hơn dẫn đến lượng khách du lịch đổ về trong dịp hè tăng vọt.
Nhiều tiềm năng đang “ngủ quên”
Trong một chuyến đi khảo sát vào giữa năm 2018, phóng viên VietnamFinance được chứng kiến lượng tàu thuyền không nhỏ ra vào cửa Lạch Giang và luồng Hải Thịnh. Đáng chú ý, tại luồng Lạch Giang, tầm 11h-12h trưa, tàu thuyền nối đuôi nhau cả trăm chiếc giống như tắc đường trên cạn.
Ngoài ra, đây là tuyến luồng quan trọng chưa được khai thác đúng tiềm năng khi tuyến đường thuỷ Sông Đáy – Ninh Cơ vẫn “đang nằm trên giấy”, vì thế, tàu thuyền không thể vào sâu trong nội địa “làm hàng” từ cảng Ninh Cơ. Đặc biệt là các chuyến tàu sông pha biển, giảm hiệu quả kinh tế lớn.
Vì thế, nhiều chuyên gia đánh giá, dù rất tiềm năng, nhưng tuyến Lạch Giang – Sông Đáy – Ninh Cơ vẫn đang "ngủ yên". Điều này cũng lý giải tại sao doanh thu phí từ cảng vụ hàng hải Nam Định năm nào cũng chỉ mức trung bình mà chưa có sự tăng trưởng đột biến.
Một vấn đề khác cần đề cập đó là tuyến luồng Hải Thịnh cũng chậm nạo vét nên bị sa bồi khá lớn. Theo thiết kế, từ phao số 0 đến phao số 9,10 có độ sâu là -3,8m và từ phao 9,10 đến hạ lưu cầu Châu Thịnh đạt -3,1m.
Tuy nhiên, ông Đinh Quang Đăng, giám đốc Cảng vụ Nam Định thừa nhận, nhiều đoạn tuyến sa bồi chỉ còn -2,3m, vì thế tàu 3.000 tấn trở lên muốn ra vào phải chờ “con nước”. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng tàu đến, rời cảng.
Trao đổi với VietnamFinance về vấn đề này, ông Nguyễn Phúc Chính, trưởng phòng Đảm bảo an toàn hàng hải (thuộc Tổng Công ty đảm bảo an toàn hàng hải Miền Bắc) cho biết: Việc luồng cạn đã được Tổng Công ty ghi nhận và báo cáo với Cục hàng hải Việt Nam. Trong năm 2018, phần vốn dành cho nạo vét đã hết, vì thế, chúng tôi ghi vốn để nạo vét tuyến luồng này vào năm 2019.
Đẩy mạnh thủ tục một cửa điện tử.
Theo Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang, Nam Định là một trong 12 Cảng vụ hàng hải đang thí điểm đẩy mạnh ứng dụng thủ tục một cửa điện tử theo đúng chủ trương triển khai Chính phủ điện tử.
Đây cũng là một chuyên đề quan trọng mà Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia (NSW).
Ông Đinh Quang Đăng cho biết: Việc triển khai cổng thông tin thủ tục hành chính một cửa điện tử được cảng vụ Nam Định thực hiện khá tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghệ thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.