Giao thông tuần qua: Loay hoay thu hồi cảng Quy Nhơn, ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng bay
Chí Bình -
05/06/2021 14:24 (GMT+7)
(VNF) - Kế hoạch thu hồi cảng Quy Nhơn vẫn loay hoay trong công tác đền bù lợi ích cho Công ty Hợp Thành; ông Johnathan Hạnh Nguyễn xin lập hãng hàng không IPP Air Cargo... là những tin tức giao thông đáng chú ý trong tuần qua.
Thu hồi Cảng Quy Nhơn: Loay hoay đền bù lợi ích cho Công ty Hợp Thành
Sau thương vụ, VIMC bỏ ra 415,5 tỷ đồng để mua lại hơn 30,3 triệu cổ phần (75,01% vốn điều lệ Công ty Cổ phần cảng Quy Nhơn) từ Công ty Cổ phần Khoáng sản Hợp Thành (gọi tắt là Công ty Hợp Thành) vào năm 2019. Đến nay, việc tính chi phí, giá trị lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư này trong 4 năm làm "ông chủ" cảng Quy Nhơn hết sức nan giải.
Làm thế nào để xác định lợi ích của nhà đầu tư (từ tháng 9/2015 đến ngày 29/5/2019 (thời điểm VIMC chính thức ghi nhận quyền sở hữu 75,01% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn theo xác định của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam)?
Để tháo gỡ nút thắt này, phía Công ty Hợp Thành đã có văn bản gửi VIMC. Theo văn bản này, Công ty Hợp Thành đã thuê các đơn vị tư vấn nghiên cứu phương án xác định giá trị lợi ích hợp pháp đảm bảo có căn cứ, cơ sở pháp lý trên tinh thần hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.
Theo ý kiến của đơn vị tư vấn luật và đơn vị tư vấn tài chính, việc xác định giá trị lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cần được tiến hành định giá trên cơ sở các chỉ tiêu về giá trị tài sản, năng lực xếp dỡ, doanh thu, lợi nhuận, uy tín, thương hiệu và tiềm năng phát triển của cảng Quy Nhơn.
Tuy nhiên, do đây là trường hợp đặc biệt, chưa từng có tiền lệ và quy định cụ thể, nên đơn vị tư vấn gặp khó khăn, lúng túng. Các đơn vị tư vấn cũng không có năng lực chuyên môn trong quản lý điều hành cảng biển, nên càng không thể xây dựng phương pháp hợp lý nhất như kỳ vọng.
Vì thế, Công ty Hợp Thành đề nghị, với năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đứng đầu cả nước về khai thác cảng biển, VIMC thực hiện việc xác định giá trị hợp pháp của nhà đầu tư tại Công ty Cổ phần cảng Quy Nhơn sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch và phù hợp năng lực chuyên môn, phản ánh đúng giá trị thực tế, đặc biệt, sẽ chủ động và đẩy nhanh được tiến độ thực hiện. (Xem thêm)
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn xin lập hãng hàng không IPP Air Cargo
Công ty Cổ phần IPP Air Cargo do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ, ngành liên quan xem xét chấp thuận chủ trương thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo vận tải hàng hóa.
Theo đề xuất được gửi các bộ ngành xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, Công ty cổ phần IPP Air Cargo đặt mục tiêu thành lập một hãng hàng không vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế.
Theo đó, dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo do Công ty cổ phần IPP Air Cargo làm chủ đầu tư. Đây là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPPG có trụ sở tại tầng 3, tòa nhà Overview 161 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động.
Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng. Đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3.
IPP Air Cargo lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD vào năm đầu tiên, dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi khai thác chuyến bay đầu tiên. (Xem thêm)
Đề xuất đầu tư 614 tỷ đồng xây dựng đường nối khu bến cảng Lạch Huyện
Ban quản lý dự án hàng hải vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét, phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư - dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông sau bến số 3 đến bến số 6 thuộc khu bến cảng Lạch Huyện, cảng biển Hải Phòng.
Cụ thể, tuyến đường sẽ bắt đầu từ hạ lưu bến số 2 đến cổng chính của bến số 5 và số 6, dài khoảng 1.300m với quy mô tương tự tuyến đường sau bến số 1, số 2 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (hợp phần A) - giai đoạn khởi động.
Tuyến có quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp III, bề rộng nền đường 53,5 m, trong đó phía bên phải xây dựng 2 làn xe chạy rộng 7 m, bên trái 4 làn xe chạy rộng 15 m, còn lại là lề gia, dải an toàn, dải phân cách giữa.
Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường khoảng 614 tỷ đồng, sử dụng vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025. Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2023, trong đó dự kiến khởi công dự án trong năm 2022; hoàn thành dự án và đưa vào khai thác sử dụng năm 2023. (Xem thêm)
Thủ tướng: '10 năm tới cần làm gần 4.000km đường cao tốc mới, đầu tư PPP là chính'
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Tại cuộc họp, Chính phủ thống nhất 5 quản điểm lớn. Cụ thể là trong 20 năm qua chúng ta chỉ làm được gần 1.200 km đường bộ cao tốc. Trong 10 năm tới (2021 - 2030), chúng ta cần phải làm gần 4.000 km đường bộ cao tốc mới.
Thứ hai, với nhiệm vụ được giao, ngân sách nhà nước cân đối tối đa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn. Do vậy phải huy động tất cả các nguồn lực khác, cả trong và ngoài nước. Vốn ngân sách trung ương chỉ mang tính khơi nguồn, vốn xã hội hóa là quyết định; đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là chính.
Thứ ba, kế hoạch đầu tư cần hợp lý giữa các vùng, miền, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, những vùng động lực; phải có trọng tâm, trọng điểm (tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, các tuyến vành đai của thành phố Hà Nội và TP. HCM) và lộ trình phù hợp để phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư.
Thứ tư là phải đổi mới tư duy quản lý, đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương. Địa phương mong muốn có đường cao tốc thì phải chủ động vào cuộc, chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng; giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền. Chính phủ hỗ trợ một phần chi phí xây lắp và có chính sách linh hoạt đối với các địa phương khó khăn.
Cuối cùng là cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, tất cả phải vì dân, vì nước, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. (Xem thêm)
Loạt dự án giao thông lớn sắp được ưu tiên đầu tư tại Đồng bằng sông Cửu Long
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Vĩnh Long về đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Bộ GTVT, trong những năm qua, được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, nhiều công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố an ninh - quốc phòng của khu vực.
Để phát huy lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong các quy hoạch nêu trên, giai đoạn 2021 - 2030, Bộ GTVT kiến nghị ưu tiên đầu tư các dự án trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng tỷ trọng vốn đầu tư theo dân số từ 71,55% lên 129,21% so với bình quân chung cả nước.
Cụ thể, các dự án được kiến nghị ưu tiên bao gồm: đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc như Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (Trần Đề), Cần Thơ - Cà Mau, Mỹ An - Cao Lãnh, Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Hà Tiên - Rạch Giá, Hồng Ngự - Trà Vinh; chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt TP. HCM - Cần Thơ; đầu tư khu bến cảng Trần Đề - Sóc Trăng.
Ngoài ra còn có các dự án khác như nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2); phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía nam; nâng cao tĩnh không các tuyến đường thủy nội địa quốc gia; nâng cấp 3 tuyến đường thủy nội địa (kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền, sông Hàm Luông, Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau). (Xem thêm)
(VNF) - Thị trường bất động sản năm 2025 được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới. Chuyên gia Savills Đỗ Thu Hằng cho rằng sau mỗi chu kỳ, thị trường sẽ được nâng cấp và trở nên chuyên nghiệp, đồng bộ hơn so với chu kỳ cũ.
(VNF) - Cục thuế TP Hà Nội vừa công khai kết luận thanh tra thuế đối với Tổng công ty Xây dựng công trình Hàng không ACC (gọi tắt Tổng công ty ACC), địa chỉ tại 178 Trường Chinh, Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
(VNF) - Theo giới phân tích, việc áp dụng bảng giá đất mới không đồng bộ các nguyên tắc xác định giá đất, khiến cho đất được định giá ở mức cao gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
(VNF) - Dự báo thị trường năm 2025 đón nhận khoảng 43.300 sản phẩm mới, trong đó miền Nam chiếm phần lớn với 36,2% tổng nguồn cung tương lai, thị trường miền Bắc và miền Trung chiếm lần lượt 31,5% và 20,7%.
(VNF) - Dự án khu du lịch sinh thái Hải Lĩnh của Tổng công ty Cổ phần Hợp Lực (Hợp Lực Group) được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2017 và “chốt” thời gian khởi công vào năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện.
(VNF) - Lô đất từng thuộc sở hữu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại đường Minh Tảo, quận Bắc Từ Liêm mới đây đã có những chuyển động mới. Nhiều người quan tâm liệu có phải chủ mới đã tiếp quản và làm dự án mới.
(VNF) - Định hướng ngành, sản phẩm công nghiệp của Khu công nghiệp Phù Mỹ là phát triển công nghiệp năng lượng mới (hydrogen xanh, amoniac xanh, LNG); công nghiệp sản xuất, chế tạo sản phẩm nằm trong hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo…
(VNF) - Dự án Khu đô thị lấn biển lớn nhất TP. Hạ Long (Quảng Ninh) bị bỏ hoang hơn chục năm nhưng vẫn xuất hiện hàng loạt ngôi nhà kiên cố. Khu đô thị mới Vựng Đâng, do Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 507 làm chủ đầu tư, đã được phê duyệt từ năm 2010.
(VNF) - Tại các khu vực ngoại thành TP. HCM, mức giá đất mới khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở trở nên khó khăn hơn, làm giảm cơ hội phát triển các dự án nhà ở giá rẻ.
(VNF) - Giai đoạn 2025-2026, tỉnh Bình Định tiếp tục bổ sung thêm 3 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng bệnh viện, khu đô thị và khu dân cư.
(VNF) - Các biện pháp chấn chỉnh của cơ quan quản lý cùng diễn biến thị trường đi qua đỉnh cơn sốt đã khiến đất đấu giá ở Hà Nội có dấu hiệu hạ nhiệt khi giá trúng thấp hơn và số lượng người tham gia cũng ít hơn.
(VNF) - Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2024, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.
(VNF) - Công ty cổ phần Regal Group (Đất Xanh miền Trung) mới đây cho biết đang tiến hành tái cấu trúc hoạt động, chuyển nhượng mảng môi giới bất động sản.
(VNF) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong mua bán và quản lý, sử dụng nhà ở xã hội đối với dự án Cát Tường Smart City. Đối tượng thanh tra là Công ty cổ phần Cát Tường, dự kiến thời gian triển khai trong quý III/2025.
(VNF) - TP. HCM kỳ vọng trong tương lai, nhà ở giá phải chăng chiếm khoảng 60% tổng số căn hộ trong các dự án xây dựng mới nhà ở. Điều ngày hoàn toàn trái ngược với thực tế 80% quỹ hàng mở bán đều thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang.
(VNF) - Thị trường bất động sản năm 2025 được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới. Chuyên gia Savills Đỗ Thu Hằng cho rằng sau mỗi chu kỳ, thị trường sẽ được nâng cấp và trở nên chuyên nghiệp, đồng bộ hơn so với chu kỳ cũ.
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.