Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa kiến nghị Bộ GTVT xem xét, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau với dự kiến khởi công năm 2022 và hoàn thành cơ bản năm 2025.
Cụ thể, đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được nghiên cứu với điểm đầu tại nút giao Chà Và (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long), cầu Cần Thơ 2 cách cầu Cần Thơ hiện tại khoảng 4,5km về phía hạ lưu; điểm cuối tại nút giao với tuyến tránh Tắc Vân (đường tránh quốc lộ 1 qua Tp. Cà Mau). Toàn tuyến dài 156km trong đó: đoạn qua Vĩnh Long dài 10,54 km; Cần Thơ 5,45 km; Hậu Giang 20,27 km; Sóc Trăng 64,56 km; Bạc Liêu 51,89 km và Cà Mau 3,38 km.
Trong giai đoạn 1, đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sẽ xây dựng theo quy mô 2 làn xe cao tốc hạn chế, chiều rộng 13,75m, vận tốc 80km/h; đường dân sinh 1 làn xe, nền đường rộng 5m. Ở giai đoạn hoàn thiện, tuyến sẽ được nâng cấp theo tiêu chuẩn 4 làn xe cao tốc rộng 24,75m (4 làn xe cơ giới 3,75m, chiều rộng dải phân cách giữa và dải an toàn 2,25m, chiều rộng dải dừng xe khẩn cấp 6 m và chiều rộng lề đất l,5m). Riêng với 30,9km đi trùng với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ xây dựng quy mô 6 làn xe cao tốc, rộng 32,25m; vận tốc thiết kế 100 km/h. (Xem thêm)
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại họp kiểm điểm tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương theo phương thức PPP (hợp đồng BOT).
Theo người đứng đầu ngành GTVT, đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú là dự án cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng nhằm kết nối khu vực Đông Nam Bộ với TP. HCM. Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Thăng Long, tư vấn và các đơn vị liên quan tập trung nghiên cứu, đáp ứng tiến độ yêu cầu để sớm triển khai thực hiện dự án.
Liên quan đến phần vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án, Bộ trưởng Bộ GTVT đồng ý phương án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước để chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB), chi phí cơ quan có thẩm quyền và các chi phí hỗ trợ khác cho dự án theo quy định của Luật PPP, nhằm tăng tính khả thi, thu hút nhà nhà đầu tư tư nhân tham gia. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Vụ Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp nguồn vốn hỗ trợ cho dự án này để báo Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đồng ý về nguyên tắc việc điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đoạn qua rừng phòng hộ Tân Phú; đồng thời giao Ban QLDA Thăng Long chỉ đạo tư vấn nghiên cứu cụ thể phương án điều chỉnh để thoả thuận, thống nhất với địa phương. Lưu ý phương án lựa chọn đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng chiếm dụng đất rừng phòng hộ và đẩy nhanh tiến độ, thủ tục triển khai Dự án trong giai đoạn tiếp theo.
Đối với phương án GPMB, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu nghiên cứu GPMB toàn bộ theo quy mô quy hoạch giai đoạn hoàn chỉnh ngay trong giai đoạn 1; đồng thời, giải phóng toàn bộ mặt bằng trong phạm vi (lõi) nút giao để hạn chế chia cắt dân sinh, sản xuất.
“Về tiến độ thực hiện, Ban QLDA Thăng Long phải hoàn thiện hồ sơ trình Bộ xem xét, quyết định trong tháng 4/2021”, Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo. (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 450 về việc Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để cho Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA, HoSE: HVN) vay bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam, không có tài sản bảo đảm trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và số tiền cho vay của các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với VNA theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ.
Tổng số tiền giải ngân tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng.
Các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với VNA được tái cấp vốn là các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với VNA theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ do VNA xác định. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm; lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn thực hiện theo quy định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định nêu rõ, thời hạn tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng, tối đa bằng thời hạn của khoản cho vay của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết và không vượt quá 364 ngày. (Xem thêm)
Thông tin này được ông Vũ Anh Minh nêu ra tại tọa đàm “Thách thức và cơ hội phát triển ngành đường sắt Việt Nam” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức.
Theo ông Minh, trong khi các loại hình vận tải hàng không, hàng hải được giao tài sản hạ tầng cho doanh nghiệp để khai thác, kinh doanh thì đường sắt lại chưa được phép.
"Nhà ga là điểm đến, điểm đi, tại đây có thể nâng cấp thành các khu vui chơi, siêu thị, dịch vụ... chứ hoàn toàn không đơn thuần là việc trung chuyển hành khách. Vì thế, nhiều quốc gia đã đầu tư các ga bằng nguồn ngân sách từ trung ương và địa phương, kể cả cho phép doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác tham gia", ông Minh nói.
Theo ông Minh, giải pháp đột phá nhất của ngành đường sắt không đòi hỏi cái gì đặc thù khác biệt. Luật Đường sắt đã cho phép kinh doanh dịch vụ thương mại và văn phòng tại các khu ga. Nghị định 46/2018/NĐ-CP cho chúng ta có thể kêu gọi đầu tư vào khu ga, có giao cho Bộ Giao thông Vận tải xây dựng đề án quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt theo điều 5 Nghị định 46/2018/NĐ-CP.
Hiện nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã cùng với Bộ xây dựng đề án và trình lên, trong đó giải pháp đột phá nhất chính là định giá lại 297 khu ga của ngành đường sắt theo thị trường và giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo hình thức tăng vốn nhà nước. (Xem thêm)
Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam -Vietnam Airlines vừa chấp thuận kế hoạch triển khai bay đến Mỹ theo kiến nghị của ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines.
Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, đây là thời điểm phù hợp để triển khai mở đường bay thẳng tới Mỹ, bởi từ tháng 5/2020, Vietnam Airlines đã thực hiện 12 chuyến bay đưa người Việt Nam từ Mỹ về nước trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Mỹ diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, số lượng người Việt tại Mỹ có nhu cầu về nước còn rất lớn nhưng Vietnam Airlines đã khai thác hết số chuyến bay hồi hương được nhà chức trách Mỹ cho phép ngay từ tháng 8/2020.
Bởi vậy, nhằm phục vụ nhu cầu lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ, Vietnam Airlines cần tiếp tục thực hiện các chuyến bay hồi hương dưới hình thức xin phép bay thương mại thường lệ.
Theo kế hoạch của Vietnam Airlines, hãng này chia kế hoạch bay tới thị trường Mỹ ra làm 2 giai đoạn. Cụ thể, trong giai đoạn đầu, ngay sau khi hoàn tất cả thủ tục pháp lý xin phép bay thường lệ với nhà chức trách Mỹ cho đến khi phục vụ hết nhu cầu hồi hương người Việt. Vietnam Airlines mở các chuyến bay dưới hình thức khai thác thương mại thường lệ, phục vụ nhu cầu hồi hương người Việt Nam tại Mỹ, nhu cầu đi lại giữa hai nước của các nhà ngoại giao, công vụ, chuyên gia, doanh nhân, du học sinh, thân nhân người nước ngoài.
Đây cũng là giai đoạn khởi động, bay thử nghiệm, đánh giá thị trường và chuẩn bị các cơ sở cần thiết trước khi chính thức bước vào giai đoạn 2 - khai thác thương mại. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.