“Giấu” thu nhập và nợ nần: Sai lầm khiến vợ chồng từ mặt, tài sản 'bay hơi'

Xuân Thạch - 24/08/2024 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Tài chính trong hôn nhân là một chủ đề khá nhạy cảm, tuy nhiên nó lại quyết định tương đối lớn đến hạnh phúc gia đình. Thực tế hiện nay, trước khi kết hôn, nhiều bạn trẻ khá cởi mở và chia sẻ với nhau về vấn đề tiền bạc, ngược lại cũng không ít người “giấu” hoặc cho rằng đây là sự “riêng tư”, hậu quả là để lại những hệ luỵ xấu trong hôn nhân gia đình

“Hệ luỵ” lớn khi không minh bạch tài chính

Thanh Thuý (29 tuổi), gốc Lạng Sơn, hiện đang sống ở Long Biên, Hà Nội cho biết, có quen chồng trong một dịp sinh nhật bạn, 2 người đi đến hôn nhân sau khoảng hơn 1 năm tìm hiểu. Trước khi kết hôn, Thuý cũng có nắm được thu nhập của bạn trai, tuy nhiên cũng không tìm hiểu quá kỹ càng, chỉ biết mỗi tháng bạn trai có đưa tiền đều đặn để tích lũy cho gia đình.

Tuy nhiên, gần đây nhận thấy chồng có hỏi nhiều về tiền, qua tìm hiểu biết được đang đi xoay tiền bạn bè để trang trải chi phí và trả nợ. Theo Thanh Thuý, trước kết hôn chồng có vay mượn số tiền khoảng hơn 300 triệu đồng hùn vốn làm ăn với bạn, tuy nhiên dự án hiện nay đang gặp khó khăn, không mang lại được thu nhập hàng tháng, trong khi vẫn ngốn rất nhiều chi phí.

“Anh ấy ít chia sẻ về việc làm ăn này, chỉ hay nói về công việc cơ quan, nhiều lần có hỏi dò nhưng thường bị lảng tránh, nên mình cũng ít quan tâm sâu”, Thanh Thuý nói thêm.

Theo Thuý, số tiền tuy không quá lớn nhưng sau dịch Covid-19, thu nhập của 2 vợ chồng đều giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Không có quỹ dự phòng, Thuý đã phải cắt giảm tiền học của con bằng cách chuyển từ trường tư thục sang học trường công, cũng như cắt giảm các khoản khi phí không thiết yếu khác.

“Khoảng 2 năm nay, vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn trong tài chính gia đình vì khoản nợ trước đó và việc không rõ ràng về tiền bạc trước hôn nhân”, Thanh Thuý bộc bạch thêm.

Ảnh minh hoạ

Tương tự, chị Minh Huệ (35 tuổi) ở Đống Đa, Hà Nội, cho biết, gia đình chị từng có thời gian khá dài trong tình trạng “tiền anh anh tiêu, tiền tôi tôi tiêu”, không ai liên quan đến ai, chỉ duy trì trách nhiệm với con cái và sinh hoạt chung. Lý do là cả 2 đều bày tỏ quan điểm không muốn chia sẻ với nhau về tài chính trước hôn nhân và cả sau hôn nhân.

“Anh ấy làm ở công ty Luật, còn tôi là chủ cửa hàng thực phẩm, tài chính không ai liên quan đến nhau”, chị Huệ nói thêm.

Tuy nhiên, theo chị Huệ, việc này mang lại khá nhiều hệ luỵ trong tài chính gia đình. Tranh cãi thường xuyên xảy ra liên quan đến các khoản tiền chung, tiền riêng. Bên cạnh đó, sau 5-6 năm kéo dài tình trạng như vậy, mặc dù kiếm ra khá nhiều tiền nhưng tích luỹ chẳng được bao nhiêu, do 2 vợ chồng không cùng một mục tiêu và kế hoạch tài chính. Ngoài ra, sau hôn nhân, cả 2 đều phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Anh (33 tuổi), gốc Hoà Bình còn “bi đát” hơn. Theo chị Anh, việc không rõ ràng về tài chính trước khi kết hôn là nguyên nhân khiến hôn nhân gia đình chị đổ vỡ. Chị Anh kết hôn sau chưa đầy 6 tháng tìm hiểu, tuy nhiên sau khi cưới, chị phát hiện ra chồng có vay tiền để chơi trò chơi trực tuyến. “Cứ nghĩ ông chỉ tham gia chơi giải trí, ai ngờ là game ăn tiền”, chị Anh kể.

Sau khi hỏi han thông tin, chị Anh mới ngã ngửa rằng trước kết hôn chồng mình đã vay mượn rất nhiều nơi, từ anh em bạn bè trong phân xưởng, đến họ hàng, thậm chí vay cả tín dụng đen mà bản thân chị chủ quan, không hề hay biết.

“Lần 1 thì chồng chia sẻ là nợ khoảng 200 triệu đồng, chưa được 1 tháng sau con số lại lên đến hơn 300 triệu đồng, lần cuối cùng họp gia đình 2 bên thì chồng thừa nhận là đang vay mượn đến gần 500 triệu đồng. Hiện các khoản nợ trong tình trạng vay chỗ nọ, đắp chỗ kia”, chị Anh chia sẻ thêm.

Không thể chịu đựng được với số tiền nợ quá nhiều so với thu nhập của 2 vợ chồng, và ông xã không có dấu hiệu thay đổi, vẫn ham mê đỏ đen khiến số nợ ngày càng tăng, chị Anh đã quyết định ly hôn sau hơn 1 năm chung sống.

Trong những năm qua, tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những lý do ly hôn hàng đầu như không hợp tính cách sau một thời gian sống chung hoặc ngoại tình thì những bất đồng về tiền bạc trước và sau hôn nhân đang trở thành một nguyên nhân ly hôn nổi cộm. Các cặp đôi thiếu các kỹ năng giao tiếp cần thiết để giải quyết những vấn đề bất đồng về tài chính.

Việc không rõ ràng các nguồn thu nhập, các kênh đầu tư, các khoản nợ, hoặc trách nhiệm tài chính với cha mẹ… khiến 2 vợ chồng không chung một mục tiêu tài chính, khiến tài sản tích lũy không được bao nhiêu, hoặc đầu tư sai lầm đến khi vỡ lở, rất dễ gây tổn thương tài chính, mất lòng tin, khiến cuộc sống hôn nhân căng thẳng, nhiều trường hợp đổ vỡ đáng tiếc.

Đừng để tiền bạc là vấn đề tế nhị

Theo bà Vũ Thị Hương, chuyên gia Hoạch định Tài chính cá nhân tại Công ty FIDT, thực tế hiện nay, rất nhiều người Việt bị ảnh hưởng về quan niệm “tiền bạc là vấn đề tế nhị”, có ít cặp đôi chú trọng về việc trao đổi thẳng thắn quan điểm cá nhân về tiền bạc. Chính vì vậy, việc thảo luận và thống nhất về góc nhìn tài chính trước khi kết hôn mang lại những lợi ích quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho hôn nhân.

Đầu tiên, việc chia sẻ sẽ tạo sự minh bạch và tin tưởng lẫn nhau. Khi cả hai bên đều biết rõ về tình hình tài chính của nhau, từ thu nhập, nợ nần đến các khoản tiết kiệm, họ sẽ dễ dàng hiểu và cảm thông với nhau hơn, từ đó giảm thiểu các mâu thuẫn liên quan đến tiền bạc.

Thứ hai, việc chia sẻ tài chính giúp các cặp đôi cùng nhau lập kế hoạch cho tương lai. Bằng cách thảo luận và thiết lập các mục tiêu tài chính chung như mua nhà, sinh con, hoặc tiết kiệm hưu trí, trả nợ vay cả hai sẽ có động lực và sự hỗ trợ lẫn nhau để đạt được những mục tiêu đó. Điều này không chỉ giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn mà còn tăng cường sự gắn kết giữa hai người.

Thứ ba, chia sẻ tài chính trước khi kết hôn giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Nếu một trong hai bên có nợ nần hoặc thói quen chi tiêu không lành mạnh, việc thảo luận trước sẽ giúp tìm ra các giải pháp và chiến lược quản lý nợ hợp lý.

“Điều này đảm bảo rằng cả hai đều có sự chuẩn bị tốt nhất khi bước vào cuộc sống hôn nhân, tránh được những bất ngờ không mong muốn về tài chính”, bà Hương nói thêm.

Bà Vũ Thị Hương, chuyên gia Hoạch định Tài chính cá nhân FIDT

Cũng theo chuyên gia Vũ Thị Hương, để giảm nguy cơ bản thân sẽ rơi vào tình huống éo le, các cặp đôi cần lưu ý một số điều sau trước và trong hôn nhân.

Thứ nhất, hãy thẳng thắn thảo luận về tình hình tài chính hiện tại. Việc trao đổi chi tiết về tình hình tài chính của nhau là điều vô cùng quan trọng. Các cặp đôi cần minh bạch về thu nhập hiện tại từ công việc chính cũng như các khoản thu nhập khác, các khoản nợ nần như nợ sinh viên, nợ thẻ tín dụng, hay nợ vay mua tài sản.

Bên cạnh đó cần liệt kê các tài sản hiện có như tiết kiệm, bất động sản hay các khoản đầu tư khác. Để rõ ràng chuyện tài chính hôn nhân, hai vợ chồng bắt buộc phải công khai thu nhập. Cả vợ và chồng không được giấu giếm nhau bất cứ một điều gì từ lương thưởng cho tới các khoản nợ hay các khoản đầu tư tài chính khác.

Thứ hai, sau khi đã nắm rõ tình hình tài chính của nhau, các cặp đôi cần thiết lập mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Việc này sẽ giúp cả hai tiến tới một mục tiêu chung, tạo ra sự đồng lòng, sự hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu đó. Khi độc thân có thể tiêu như thế nào cũng được nhưng khi có gia đình rồi thì sẽ khác. Khi đã có gia đình, mọi quyết định chi tiêu phải phù hợp với mục tiêu chung của cả hai vợ chồng.

Để xây dựng được một mục tiêu tài chính hiệu quả, các cặp đôi có thể áp dụng phương pháp SMART (Specific - Cụ thể, Measurable - Đo lường được, Achievable - Khả thi, Relevant - Liên quan, Time-bound - Có thời hạn). Ví dụ, thay vì nói “chúng ta cần tiết kiệm tiền”, một mục tiêu SMART cụ thể sẽ là: “Chúng ta sẽ tiết kiệm 1,5 tỷ đồng đồng để mua nhà trong vòng 5 năm tới, bằng cách dành ra 25 triệu đồng mỗi tháng từ thu nhập hàng tháng”. Mục tiêu này rõ ràng, có thể đo lường được, khả thi, phù hợp với hoàn cảnh và có thời hạn cụ thể, giúp cả hai dễ dàng theo dõi và đạt được mục tiêu.

Thứ ba, từ thu nhập chung, cặp đôi sẽ thực hiện phân bổ một tỷ lệ phù hợp vào tiết kiệm và đầu tư, chi tiêu thiết yếu và chi tiêu thụ hưởng. Mức phân bổ sẽ phụ thuộc vào tình hình thu nhập, điều kiện tài chính, số người phụ thuộc. Một phương pháp phân bổ chi tiêu mà các cặp đôi có thể sử dụng đó là phương pháp 50/30/20. 50% phân bổ cho các khoản chi tiêu thiết yếu như tiền nhà, tiền điện nước, thực phẩm, bảo hiểm. 30% cho các nhu cầu mong muốn như tiền mua sắm, ăn ngoài, du lịch, các sở thích cá nhân. 20% còn lại cho tiết kiệm và đầu tư.

Trong phần tiết kiệm, việc trích lập một quỹ dự phòng chung của cả hai để đối phó với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống là rất cần thiết. Quỹ dự phòng nên bao gồm từ 3 cho đến 6 tháng chi tiêu cơ bản. Các cặp đôi có thể sử dụng vàng, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng để làm quỹ dự phòng khẩn cấp.

Thứ tư, quản lý nợ hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp các cặp đôi duy trì sự ổn định tài chính và tránh căng thẳng trong hôn nhân. Trước tiên, các cặp đôi nên lập danh sách tất cả các khoản nợ hiện có, bao gồm nợ thẻ tín dụng, vay mua nhà, và nợ sinh viên. Sau đó, cần xác định thứ tự ưu tiên trả nợ dựa trên lãi suất và số tiền nợ, tập trung trả những khoản nợ có lãi suất cao trước để giảm chi phí lãi suất tổng thể.

Ảnh minh hoạ

Một kế hoạch ngân sách cụ thể nên được thiết lập, bao gồm việc dành ra một phần thu nhập hàng tháng để trả nợ. Việc này giúp đảm bảo các khoản nợ được thanh toán đúng hạn và không phát sinh thêm nợ mới. Hơn nữa, các cặp đôi cần duy trì giao tiếp minh bạch và thường xuyên về tình hình nợ nần và tiến độ trả nợ, đồng thời tìm kiếm các giải pháp như tái tài trợ hoặc hợp nhất nợ nếu cần thiết để quản lý nợ một cách hiệu quả hơn. Bằng cách thực hiện các bước này, các cặp đôi có thể kiểm soát nợ nần, giảm bớt áp lực tài chính và tập trung vào các mục tiêu tài chính dài hạn.

Các chuyên gia tài chính đều đồng ý rằng, rất nhiều khía cạnh của cuộc sống đều liên quan mật thiết đến vấn đề tài chính. Do vậy, việc chia sẻ tài chính trước khi kết hôn không chỉ giúp xây dựng sự tin tưởng và minh bạch mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và bền vững. Nếu cảm thấy cần thiết, các cặp đôi nên tìm đến các chuyên gia tài chính cá nhân để được tư vấn và xây dựng một kế hoạch tài chính tổng thể. Việc này không chỉ đảm bảo sự ổn định tài chính mà còn giúp cả hai cùng nhau hướng tới những mục tiêu chung một cách hiệu quả và an toàn.

Một đợt ốm nặng mất 3 năm thu nhập: Biến cố sức khỏe 'đè bẹp' an toàn tài chính

Một đợt ốm nặng mất 3 năm thu nhập: Biến cố sức khỏe 'đè bẹp' an toàn tài chính

Tài chính tiêu dùng
(VNF) - Khách hàng thông thái hiện nay đều nhận thức rằng việc tham gia bảo hiểm là cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro có thể gây ra tổn thất tài chính. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mức độ bảo vệ nào là đủ và căn cứ vào đâu để xác định những con số này. Đây chính là bài toán về “khoảng thiếu hụt bảo vệ”mà mỗi gia đình cần phải giải quyết
Cùng chuyên mục
 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".

HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

(VNF) - Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam” từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.