Giới nhà giàu Trung Quốc lùng mua bất động sản hạng sang khắp châu Á

Lam Phong - 01/06/2020 23:05 (GMT+7)

Giới nhà giàu Trung Quốc đã quay trở lại nhịp sống thường nhật và bắt đầu công cuộc mua sắm bất động sản hạng sang.

VNF
Giới nhà giàu Trung Quốc lùng mua bất động sản hạng sang khắp châu Á.

Tại khắp Trung Quốc và các khu vực châu Á, các nhà đầu tư giàu có Trung Quốc đang đổ bộ vào thị trường bất động sản hạng sang, một phần nhằm củng cố tài sản trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và đồng nhân dân tệ yếu hơn. Làn sóng này dẫn tới biến động tăng giá nhà tại thị trường Trung Quốc, đồng thời tạo lực đỡ tích cực đối với các thị trường bất động sản châu Á, vốn đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Việc các lệnh giới hạn đi lại vì dịch bệnh dần được gỡ bỏ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tới xem trực tiếp các bất động sản, hoàn thành thương vụ tại khu vực châu Á, với các điểm nóng như Thượng Hải, Seoul và Sydney. Tại Singapore, chỉ riêng việc tổ chức các buổi xem trực tuyến cũng đủ giúp các doanh nghiệp môi giới tại đây hoàn thành các thương vụ trị giá hàng trăm triệu USD. Diễn biến này trái ngược với tình trạng tại London và New York, nơi thị trường bất động sản tạm “đóng băng” vì đại dịch.

Khách hàng Trung Quốc tìm mua bất động sản tại Hàn Quốc tăng 180% trong quý I/2020 so với quý IV/2019, trong khi mức độ quan tâm tới nhà cửa tại New Zealand cũng tăng 75%, theo số liệu của hãng môi giới bất động sản Juwai Iqi. Trong khi đó, lượng tìm kiếm bất động sản tại Anh và Mỹ lần lượt giảm 32% và 18%.

Nhu cầu với bất động sản hạng sang cũng tạo lực đẩy cho giá nhà tại phân khúc này ở Trung Quốc, trong khi các phân khúc khác vẫn trầm lắng. Trong tháng 4, giá nhà thuộc top đầu phân khúc cao cấp tại 4 thành phố lớn nhất Trung Quốc tăng 1%, riêng tại Thẩm Quyến, giá nhà tăng mạnh nhất trong 2 năm qua.

Cụ thể, tại Thẩm Quyến, các nhà phát triển bất động sản đã bán được lượng căn hộ hạng sang ở mức kỷ lục trong tháng 4, theo Landz Realtor, doanh nghiệp môi giới tập trung ở phân khúc cao cấp. BayHouse, dự án ở vùng thương mại tự do Qianhai (Thẩm Quyến) đã bán được 135 căn hộ với giá thấp nhất từ 3 triệu USD.

Tại Thượng Hải, nhu cầu với bất động sản hạng sang cao gấp 5 lần so với nguồn cung tại dự án Oriental Garden. Giá các căn hộ ở đây thấp nhất từ 2,4 triệu USD. Trong khi đó, dự án Green Residence cũng đã bán được toàn bộ căn hộ chỉ trong 1 ngày, ngay cả khi người mua chỉ được xem căn hộ online.

“Bất động sản được xem là nơi trú ẩn an toàn đối với giới giàu có trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng. Khách hàng nghĩ rằng, bất động sản là công cụ tự vệ tốt nhất trước lạm phát tại Trung Quốc, hoặc đánh giá chính quyền Đại lục sẽ phải gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát tại thị trường bất động sản để cổ vũ tăng trưởng kinh tế”, Yang Kewei, giám đốc nghiên cứu tại một doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc nhận định.

Ngay cả tại Singapore, nơi các lệnh giãn cách xã hội chưa được gỡ bỏ, hoạt động mua bán thông qua nền tảng công nghệ và thương mại điện tử cũng rất sôi động. Ba khách hàng Trung Quốc đã mua 6 căn hộ trị giá hơn 11 triệu USD tại khu Marina One Residences trong tháng 5 mà thậm chí không cần xem trực tuyến, Clarence Foo, đại lý môi giới bất động sản tại APAC Realty Ltd chia sẻ. Một nhà đầu tư khác chi khoảng 6,6 triệu USD để sở hữu một căn hộ 3 phòng ngủ chỉ sau 5 phút nói chuyện.

“Nhiều nhà đầu tư muốn nhanh chóng giải ngân khoản đầu tư tại quốc gia khác khi đồng nhân dân tệ giảm giá sâu hơn so với USD. Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn vì đại dịch cũng thúc đẩy dòng tiền đầu tư ra nước ngoài”, Christine Sun, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và tư vấn tại OrangeTee & Tie Pte tại Singapore chia sẻ.

Bên cạnh các điểm đến được ưa chuộng kể trên, khách hàng Trung Quốc bắt đầu tìm hiểu sâu hơn một số khu vực khác. Zulkhairi Anwar, đại lý bất động sản Malaysia, người phụ trách phân khúc cao cấp tại Azmi & Co cho biết, Malaysia trở nên hấp dẫn hơn với khách hàng Đại lục bởi giá cả phân khúc cao cấp tại đây vẫn rẻ hơn nhiều so với những khu vực khác như Singapore, trong khi tiềm năng tăng trưởng kinh tế ở mức tích cực.

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Vinam Land đã thông tin tình hình tài chính năm 2023 với nhiều chỉ tiêu không tích cực. Đáng nói là khoản nợ trái phiếu lên đến 1.500 tỷ đồng.

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

(VNF) - Theo báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý I đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

(VNF) - Công ty TNHH BNB Hà Nội xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định tại công trình xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 257 lô (đợt 1), tại dự án Khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát.

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

(VNF) - Đối với những mẫu sổ đỏ, sổ hồng đã được cấp trước ngày 1/1/2025 vẫn có giá trị pháp lý thì không phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

(VNF) - Một chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một số quan chức nước này đã bị rơi ở khu vực phía bắc đất nước ngày 19/5, theo hãng thông tấn nhà nước IRNA. Sau nhiều giờ tìm kiếm, giới chức cho biết họ vẫn chưa đến được địa điểm máy bay rơi, dù đã xác định được vị trí chính xác.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

(VNF) - Dự kiến cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sẽ hoàn thành vào sáng 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.