Góp vốn đầu tư kỳ nghỉ: Sập bẫy 'nhà giàu' ảo lừa nhà giàu thật?
PV -
09/06/2025 09:42 (GMT+7)
(VNF) - Hình ảnh một nhân vật sống trong ngôi nhà to đẹp nhất nhì khu đô thị, với lối sống sang chảnh, hàng hiệu ngút trời có thể mới là giai đoạn khởi động của những cuộc “đi săn” mà đối tượng bị nhắm tới là con mồi sẵn tiền. “Chiêu thức” đầu tiên của những nhân vật kiểu này là làm thân với con mồi, nhờ đứng tên, rủ góp vốn đầu tư bất động sản với lời hứa lợi nhuận cao…, rồi đưa nạn nhân vào bẫy.
Cty CP Tập đoàn Mỹ Hạnh kêu gọi nhà đầu tư trên trang web (Cty này bị cơ quan công an điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”). Ảnh: Tiền Lê
Nhà giàu “ảo” lừa nhà giàu thật
Gần 4 năm nay, chị Trần Thu Hiền (Khu Đô thị Vinhomes An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) ròng rã mang đơn cầu cứu, kiến nghị khắp nơi, từ cơ quan công an đến báo chí, truyền thông để mong đòi lại số tiền hơn 6 tỷ đồng bị chiếm đoạt. Chị Hiền vẫn chưa thể tin mình bị lừa số tiền 6 tỷ đồng từ cô hàng xóm sang chảnh nhất khu đô thị.
“Nhà cô Đoàn Thị Khánh V làm hàng xóm trong khu đô thị của chúng tôi. Gia đình cô V sống trong căn biệt thự to đẹp nhất khu, đi xe ô tô sang, cuộc sống sang chảnh, dùng hàng hiệu. Lúc làm quen, cô ấy nhiệt tình với hàng xóm xung quanh, cô ấy còn nhờ tôi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án đầu tư rộng 38 ha. Do dự án gặp trục trặc, cô V thức đến nửa đêm chuyển khoản trả tiền cho tôi đầy đủ, nhưng không ngờ đó chỉ là chiêu lấy lòng tin”, chị Hiền chưa hết ngỡ ngàng nhớ lại.
Sau lần ấy, giữa năm 2021, chị Hiền được cô hàng xóm sang trọng mời góp vốn dự án đầu tư bất động sản rộng 115 ha tại Hoà Bình. Cô V gợi ý chị Hiền góp 10% vốn dự án với số tiền 6 tỷ đồng. Tin tưởng hàng xóm, chị Hiền chuyển tiền qua số tài khoản cá nhân cô V mà không ký kết bất cứ giấy tờ nào.
Chị Nguyễn Thị Hoàng Anh (ngoài cùng bên phải; chị Hiền ngoài cùng bên trái) và “hội chị em” bị lừa đảo đầu tư bất động sản “bánh vẽ” (ảnh nhân vật tự cung cấp)
“Chồng tôi nghe kể chuyện đầu tư, dặn tôi sang trao đổi với cô V về dự án. Thấy dòng tiền đầu tư vượt quá khả năng, tôi sang nhà ngỏ ý xin lại số tiền đã chuyển khoản. Cô V trở mặt, chửi bới, chặn liên lạc qua điện thoại, zalo. Tôi lên cơ quan công an trình báo mới biết, nhiều người nhẹ dạ như tôi bị cô V lừa với cả tập đơn tố cáo gửi”, chị Hiền ngậm ngùi.
Trong hành trình mòn mỏi đòi lại số tiền đầu tư hơn 6 tỷ đồng, chị Hiền gặp nhiều người cùng cảnh ngộ. Chị Nguyễn Thị Hoàng Anh (Bà Rịa - Vũng Tàu)- vợ một Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thái Lan cũng bị lừa gần 7 tỷ đồng với chiêu thức tương tự. Chị Hoàng Anh cho biết, qua một người bạn chung, cô Đoàn Thị Khánh V cũng tiếp cận, làm thân và mời gọi góp vốn đầu tư. Với chiêu thức dự án hàng chục tỷ đồng, chỉ góp 10% chờ dự án tăng giá, bán chia lời, chị Hoàng Anh cũng bị sập bẫy khi chuyển tiền cho cô V.
Kẻ lừa đảo biết chị Hoàng Anh có “tóc”, tức chồng chị thuộc hàng chức sắc ở Bộ Ngoại giao, nên nghĩ rằng chị Hoàng Anh sẽ không dám làm to vụ việc. Vì thế V còn làm đơn ngược với ý làm nạn nhân nao núng, ảnh hưởng công việc của chồng nạn nhân-một quan chức ngoại giao. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo không biết, các nạn nhân trong quá trình làm đơn lên công an, đã gặp nhau và đoàn kết lại. Họ dần dần thú nhận với gia đình về sự cả tin dại dột. Họ tổ chức hội nhóm để “đi săn” lại kẻ lừa đảo. Quyết liệt nhất là chị Hoàng Anh. Chị tổ chức cả đội thám tử riêng, nhờ cơ quan chức năng lên kiểm tra “dự án” góp vốn. Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng Hòa Bình xác nhận không có dự án nào như chị từng “nhắm mắt” đầu tư. Trước chứng cứ rõ ràng, kẻ lừa đảo đã phải trả lại 1 nửa số tiền chiếm đoạt.
Ngay khi trao đổi, nhóm chị em bị lừa sẵn sàng cung cấp ảnh để mong được kể lại câu chuyện cảnh báo. Chị Hoàng Anh kể: “Có anh đại gia nức tiếng (ở Hà Nội) bị lừa hàng chục tỷ đồng, cùng thủ đoạn và kẻ lừa đảo như chúng tôi. Anh này ngại nên chưa dám lộ diện. Còn tôi chấp nhận mất hình ảnh cá nhân để mong cảnh báo tới người dân. Hầu hết nạn nhân của vụ này toàn người giàu hoặc có vai vế”. Nhóm nạn nhân bị lừa khẳng định, kẻ lừa đảo thực ra khoác áo giàu ảo để làm tăng niềm tin trước các “con mồi” giàu thật.
Sau khi gửi đơn cầu cứu khắp nơi, được biết, cơ quan điều tra công an Hà Nội đang vào cuộc. Theo tìm hiểu, tổng số tiền nạn nhân bị lừa đảo khoảng vài chục tỷ đồng.
Các cơ quan chức năng của Bộ Công thương, Bộ Công an đã cảnh báo nhiều rủi ro khi mua kỳ nghỉ, thẻ du lịch. Tại thời điểm ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, có thể các căn hộ, khách sạn nghỉ dưỡng mới chỉ nằm trên dự án, chưa được xây dựng. Người mua cần cẩn trọng, kiểm tra các thông tin về các dự án cũng như hợp đồng trước khi ký kết.
Trồng sâm trên “giấy”, mập mờ bán kỳ nghỉ
Với thủ đoạn góp vốn trồng vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh, Cty CP tập đoàn Mỹ Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) ký hợp đồng với khoảng 1 nghìn cá nhân, thu hơn 1.200 tỷ đồng. Số tiền này do bà Phạm Mỹ Hạnh - Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Mỹ Hạnh sử dụng một phần để trả lãi cho nhà đầu tư, lấy tiền của người góp vốn sau trả tiền gốc lãi cho người đã góp vốn trước. Công an TP Hà Nội đã thụ lý điều tra vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với công ty này. Tháng 11/2023, Phạm Mỹ Hạnh đã bị bắt, chấm dứt những dự án “bánh vẽ”.
Cũng giống như nhân vật V bên trên, cách đây không lâu, khi có bài viết về nghi ngờ công ty này không có vườn sâm nào tại Kon Tum, đại diện Cty CP tập đoàn Mỹ Hạnh như “đỉa phải vôi” ngay lập tức gửi đơn đe dọa nhà báo. Bà chủ của “tập đoàn lừa đảo” này còn uy hiếp bằng các hình ảnh chụp với hội doanh nhân, cả với vài chính trị gia nổi tiếng.
Một trong những thủ đoạn tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo là kinh doanh kỳ nghỉ, thẻ du lịch. Nhiều khách hàng sập bẫy, sau khi bỏ ra hàng trăm triệu đồng, mới biết khu nghỉ dưỡng mới “nằm trên giấy”. Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Minh Hoa (Long Biên, Hà Nội) cho biết, ngày 23/11/2024, bà được nhân viên Cty CP Đầu tư phát triển du lịch R.V tiếp cận, thuyết phục mua thẻ du lịch nghỉ dưỡng. Theo lời quảng cáo của nhân viên, bà Hoa đóng 75 triệu đồng sẽ được sử dụng thẻ du lịch của R.V để tận hưởng các kỳ nghỉ hàng năm tại 2 khu nghỉ dưỡng tại Hoà Bình và Bình Thuận.
Giấy xác nhận của cơ quan chức năng Hoà Bình xác nhận không có dự án của cô Đoàn Thị Khánh V đã vẽ ra để kêu gọi góp vốn đầu tư như thông tin mà các nạn nhân được biết
“Nhân viên công ty đưa ra thông tin dồn dập, không giải thích kỹ điều khoản trong hợp đồng khiến tôi rối trí, ù tai. Sau khi tôi ký, nhân viên công ty bảo tôi đưa điện thoại rồi thực hiện thao tác chuyển khoản số tiền 74 triệu 800 ngàn từ tài khoản của tôi vào tài khoản của công ty. Chuyển khoản xong, nhân viên mới thông báo, giá trị thẻ du lịch là 230 triệu đồng, tôi phải đóng tiếp 155 triệu đồng. Cuối cùng, tôi đành chịu mất số tiền đã đóng”, bà Hoa nói.
Không chỉ vậy, một số khách hàng đã mua trọn gói thẻ du lịch cũng bức xúc vì không được đáp ứng đúng quyền lợi trong hợp đồng. Bà Cao Thị Bích Hảo (Ba Đình, Hà Nội), một khách hàng của R.V phản ánh, vẫn chưa nhận được kỳ nghỉ tại khu nghỉ dưỡng dù đã đóng đủ 240 triệu đồng cho thẻ du lịch. Sau khi tự tìm hiểu, bà Hảo mới phát hiện hai khu nghỉ dưỡng gốc của R.V ở Hoà Bình và Bình Thuận chưa hoàn thành. Do đó, bà buộc phải chọn nghỉ dưỡng ở các “khu nghỉ dưỡng liên kết” khác của R.V, trái với nhu cầu và quyền lợi của bà.
“Tôi mua thẻ vì hai khu nghỉ dưỡng, giờ phải đi nghỉ chỗ khác vì chưa biết khi nào các khu gốc mới hoạt động. Quảng cáo một đằng, dịch vụ một nẻo, khác nào “treo đầu dê, bán thịt chó”, bà Hảo nói.
Luật sư Nguyễn Văn Nguyên - Giám đốc Cty Luật Hưng Nguyên cho biết, Cty CP đầu tư phát triển du lịch R.V có dấu hiệu lừa dối khách hàng khi bán sản phẩm không có thật - cụ thể là các kỳ nghỉ tại hai khu nghỉ dưỡng chưa đi vào hoạt động.
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có phản hồi về đề xuất tham gia đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group).
(VNF) - Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) là doanh nghiệp tiếp theo đề xuất tự bỏ vốn mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức PPP.
(VNF) - Bộ Xây dựng đề nghị Vinspeed và Tập đoàn Trường Hải khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tuyến ĐSĐTĐC Bắc – Nam; nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư.
(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.
(VNF) - Sự hiện diện của các tập đoàn cơ khí chính xác Nhật Bản tại Việt Nam đang góp phần xây dựng nền tảng công nghiệp hỗ trợ, từng bước đưa Việt Nam tiến gần hơn đến chuỗi giá trị toàn cầu. Với công nghệ cao, yêu cầu kỹ thuật khắt khe và tầm nhìn dài hạn, đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực này không chỉ mang lại giá trị sản xuất mà còn chuyển giao kỹ năng, kỷ luật và chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.
(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.
(VNF) - Đà Nẵng đầu tư gần 1.400 tỷ đồng từ ngân sách để xây dựng Công viên công cộng phía Bắc đường Phan Đăng Lưu và hạ tầng kỹ thuật khu vực Nại Nam nhằm hoàn thiện không gian đô thị, kết nối cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch.
(VNF) - Với thế mạnh về thương mại, ẩm thực, mỹ phẩm và chuỗi dịch vụ theo tiêu chuẩn Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật đang mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam không chỉ bằng vốn đầu tư mà còn bằng trải nghiệm và niềm tin người tiêu dùng.
(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.
(VNF) - Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn biến động thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững và mở rộng thị trường của tập đoàn.
(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.
(VNF) - Không còn chỉ tập trung vào sản xuất công nghiệp nhẹ như trước đây, dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản đang chuyển hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực hạ tầng và logistics tại Việt Nam. Từ hệ thống kho lạnh, cảng biển đến các trung tâm logistics tích hợp, các nhà đầu tư Nhật đang hiện thực hóa tham vọng xây dựng một mạng lưới hậu cần hiện đại kết nối Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Công ty Cổ phần SCI (mã CK: S99) là nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hai dự án điện gió gồm: Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt và SCI Tân Thành tại tỉnh Quảng Trị, với tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.
(VNF) - Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam mang đậm dấu ấn Nhật Bản với sự hiện diện của hàng loạt thương hiệu lớn. Không chỉ mang theo vốn đầu tư và công nghệ, các doanh nghiệp điện tử Nhật còn đóng vai trò quan trọng trong định hình chuỗi cung ứng, đào tạo nhân lực và phát triển công nghiệp hỗ trợ nội địa.
Bình Định sẽ đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường dài hơn 9km kết nối cao tốc Bắc – Nam với Khu công nghiệp Hoài Mỹ, góp phần hoàn thiện hạ tầng và thúc đẩy phát triển công nghiệp tại thị xã Hoài Nhơn.
(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.
(VNF) - Không ồn ào như các dự án tỷ đô trong lĩnh vực điện tử hay ô tô, dòng vốn từ Nhật Bản âm thầm chảy vào ngành nhựa và công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam với độ tập trung cao, công nghệ sạch và định hướng lâu dài.
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
(VNF) - Mới đây, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Danh mục 23 dự án điện lực với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 40.000tỷ, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có phản hồi về đề xuất tham gia đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group).
(VNF) - Sau thời gian tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và công năng, 2 tòa tháp CT1 và CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã chính thức tái khởi động. Diện mạo mới với chức năng căn hộ chung cư thay cho condotel kỳ vọng sẽ đưa dự án trở thành điểm nhấn mới trên trục ven biển Đà Nẵng.