'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 30/8, tại Hà Nội, Bộ Tài Nguyên và Môi trường phối hợp với trường Đại học kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Nghị quyết 18 của Trung ương và những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Đất đai 2013”. Một trong những nội dung đáng chú ý tại buổi hội thảo liên quan tới việc lấy ý kiến đóng góp về việc bỏ khung giá thay bằng bảng giá để giá đất sát với thị trường.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế Quốc dân, cho rằng việc bỏ khung giá đất xây dựng bảng giá đất sát giá thị trường là cơ sở để xoá bỏ cơ chế xin – cho, bởi khi đã có bảng giá thì việc ưu ái cho ai sẽ không có cơ sở để ưu ái nữa.
“Đây là cuộc cách mạng thay đổi về tư duy quản lý từ biện pháp hành chính sang cơ chế thị trường. Chính vì vậy, cần có quyết tâm chính trị cao để có thể xóa bỏ cơ chế xin - cho, các yếu tố tính cá nhân, bởi đây là những rào cản, động chạm đến lợi ích cá nhân của nhiều đối tượng”, GS.TS Hoàng Văn Cường nói.
Tuy nhiên, việc bỏ khung giá đất kéo theo việc đền bù theo giá đất sát giá thị trường sẽ tăng cao, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng cần phải đi vào giải quyết từng vấn đề xem đó có thực sự là rào cản hay đó chỉ là lý do biện minh để chần chừ không thực hiện. Ông cho rằng bảng giá này phải phù hợp với giá trị thị trường chứ không phải giá cả thị trường.
"Giá cả thị trường luôn biến động, khó nắm bắt nhưng giá trị thị trường thì khá ổn định, xác định được, đó là giá trị mang lại của đất", ông Cường nói.
"Theo dự thảo quy định, bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm và công bố công khai vào ngày 1/1 của năm. Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp. Vì vậy, nên cập nhật giá hàng năm theo vùng giá trị nhưng ổn định giá thu theo định kỳ 5 năm và có chính sách ưu đãi cho các đối tượng cần thiết được công bố công khai, minh bạch", GS.TS Hoàng Văn Cường kiến nghị.
Đóng góp ý kiến tại hội thảo, TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng dù có bảng giá đất mới theo thị trường cũng không nên quá kỳ vọng sẽ xử lý được mọi vấn đề khúc mắc trong quản lý và sử dụng đất đai hay loại bỏ được hết cơ chế xin - cho. Theo ông Bá, lý do ở đây đó là yếu tố gắn liền với cơ chế, bộ máy quản lý.
"Muốn loại bỏ được cơ chế xin - cho thì cần phải dựa vào bộ máy nhà nước. Nếu năng lực bộ máy tốt, hiệu quả thì sẽ hạn chế được và ngược lại. Việc có bảng giá theo giá thị trường là tốt nhưng thực tế phải tìm cách giải quyết gốc rễ của những vấn đề vướng mắc về đất đai”, ông Bá nhấn mạnh.
Phản biện về kiến nghị nên cập nhật giá hàng năm theo vùng giá trị nhưng ổn định giá thu theo định kỳ 5 năm của GS.TS Hoàng Văn Cường, TS. Lê Xuân Bá cho rằng nếu bỏ khung giá đất để sử dụng bảng giá theo giá thị trường mà lại để ổn định trong 5 năm thì vẫn chưa chuẩn, đây vẫn là tư tưởng níu kéo chưa muốn đổi mới thực sự.
Tại buổi hội thảo, liên quan tới vấn đề đất có nguồn gốc nông lâm trường quốc doanh, nông dân không có hoặc thiếu đất, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết cả nước có 256 công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, trong đó có 120 Công ty TNHH MTV nông nghiệp và 136 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp do 49 địa phương, tập đoàn, tổng công ty quản lý thuộc diện thực hiện sắp xếp đổi mới.
Các công ty này quản lý và sử dụng 2.229.601ha đất, trong đó đất nông nghiệp là 2.192,787ha và 36.813 ha đất phi nông nghiệp. Theo phương án tổng thể được duyệt sau sắp xếp, các công ty liên tục quản lý, sử dụng 1.858.040ha, gồm 1.836.857ha đất nông nghiệp, 21.183 ha đất phi nông nghiệp; giao về địa phương 371.561ha gồm 355.931ha đất nông nghiệp, 15.630ha đất phi nông nghiệp.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho biết đến nay vẫn còn 95 doanh nghiệp chưa trình phương án sắp xếp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh sau sắp xếp vẫn thấp, hiệu quả chưa cao; nhiều vấn đề tài chính để lại từ cũ khó giải quyết.
Bên cạnh đó, việc đo đạc, rà soát, cắm mốc ranh giới, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm không giải quyết được kịp thời. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại một số công ty còn phải tiếp tục xử lý, nhất là đối với diện tích khoán cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư; hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng còn chưa cao.
"Những vấn đề liên quan đến đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh được đề cập trong Nghị quyết 18 - NQ/TW đã được nhiều đơn vị kiến nghị phương án giải quyết. Tuy nhiên, Nghị quyết còn đặt vấn đề giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập liên quan tới quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm, trường quốc doanh vào năm 2025. Do vậy, các vấn đề giải quyết dứt điểm này thuộc phạm vi thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp, không cần đưa vào Luật Đất đai sửa đổi”, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.
Xem thêm: Sửa đổi Luật Đất đai: Cách nào để bịt kẽ hở về tài chính?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.