Hà Nội đôn đốc việc thoái vốn Nhà nước và niêm yết trên sàn chứng khoán

Duy Phan - 15/01/2018 07:12 (GMT+7)

(VNF) - UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành, doanh nghiệp đẩy nhanh việc thoái vốn Nhà nước và niêm yết trên sàn chứng khoán.

VNF
Ảnh minh họa.

Cụ thể, thành phố giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở, ngành là thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố, đôn đốc việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước; nghiêm túc thực hiện việc thoái vốn, đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán và giao dịch trên sàn UPCom. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, rà soát việc quản lý, sử dụng các địa điểm đất của các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa năm 2018, báo cáo UBND thành phố.

Thành phố yêu cầu các sở, ngành là thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố, phát hiện, đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn, xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, công khai, minh bạch và có hiệu quả...

Theo "Danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ có 406 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn trong giai đoạn này. Trong đó, TP. Hà Nội sẽ phải thoái vốn tại 17 doanh nghiệp trong năm 2017 và 17 doanh nghiệp trong năm 2018.

Danh sách 17 doanh nghiệp thuộc TP. Hà Nội dự kiến thoái vốn trong năm 2018 gồm:


Thực hiện Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng về thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với thị trường chứng khoán, năm 2015 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ghi nhận có 64 doanh nghiệp IPO, chiếm 71% số doanh nghiệp đấu giá cổ phần trong năm; đến 2016 số doanh nghiệp IPO giảm còn 30, song vẫn chiếm tỷ trọng 61% tổng số doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần; 

Đến năm 2017, doanh nghiệp IPO chỉ còn chiếm 20%, nhưng số phiên đấu giá cổ phần thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chiếm tỷ trọng là 71% (34/48 doanh nghiệp đấu giá cổ phần năm 2017).

Các phiên đấu giá cổ phần thoái vốn năm 2017 tại HNX tiếp tục thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư; các doanh nghiệp thoái vốn có ngành nghề kinh doanh đa dạng thuộc các lĩnh vực như năng lượng, nông lâm nghiệp, du lịch, xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ…. 

Nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn đã được thoái vốn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà… Tỷ lệ thoái vốn năm 2017 đạt từ 30-50% số vốn điều lệ tại các công ty.

Thống kê trong năm 2017 cho thấy, có hơn 30% số phiên thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp qua HNX có giá trúng đấu giá thành công bình quân cao gấp từ 1,5 đến 2,5 lần so với giá khởi điểm.

Để thúc đẩy hơn công tác cổ phần hóa doanh nghiệp, tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán, cuối năm 2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 115/2016/TT-BTC gắn đấu giá cổ phần với việc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Theo đó, trong năm 2017 tại HNX đã ghi nhận có 3 công ty đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM ngay sau khi hoàn tất việc cổ phần hóa. 

Mới đây nhất, tháng 11/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP cho phép áp dụng cơ chế dựng sổ (Book building) trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn. 

Cơ chế này đã được thế giới áp dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán và dự kiến sẽ được áp dụng tại thế hệ Luật Chứng khoán thứ hai tại Việt Nam. Để đưa cơ chế Book Building vào áp dụng, trong năm 2017 HNX đã nâng cấp hệ thống đấu giá, trong đó đã bổ sung thêm chức năng này để thực hiện trong năm 2018.

Cùng chuyên mục
Tin khác